Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Mọi lứa tuổi, mọi đối tượng đều có thể bị bong gân. Trẻ em thường hiếu động và nghịch ngợm, vì thế đây cũng là đối tượng dễ bị chấn thương, đặc biệt là bong gân cổ chân. Vậy bậc phụ huynh phải xử lý như thế nào đối với tình trạng bong gân cổ chân ở trẻ em?
Bong gân cổ chân ở trẻ em là chấn thương thường gặp, đặc biệt là đối với những trẻ hiếu động, thích chạy nhảy. Đa số các chấn thương này không nghiêm trọng nhưng nếu không điều trị đúng cách sẽ gây ảnh hưởng lâu dài đối với sức khỏe xương khớp của trẻ. Vì thế nên, các bậc phụ huynh phải biết cách xử lý đúng đắn khi trẻ bị bong gân cổ chân.
Bong gân là sự tổn thương các dây chằng quanh khớp do tác động ngoại lực mạnh gây ra. Các dây chằng có thể bị giãn, bị bong ra khỏi chỗ bám hay bị rách, thậm chí là bị đứt nhưng không làm sai khớp. Các dây chằng ở một vài khớp thường bị bong gân như khớp đầu gối, khớp cổ tay và đặc biệt là khớp cổ chân. Dây chằng ở những khớp này dễ bị tổn thương vì nó nằm gần bề mặt da và dưới dây chằng chỉ có xương cứng.
Bong gân cổ chân ở trẻ em là tình trạng rất hay gặp. Con bạn có thể bị trẹo cổ chân khi chạy nhảy, nô đùa hay chơi thể thao khiến cho dây chằng cổ chân bị kéo căng quá mức. Hay có thể là do một động tác xoắn vặn bất ngờ văn khớp cổ chân quá mức cử động bình thường. Những điều này đều có thể dẫn đến bong gân cổ chân ở trẻ em.
Tình trạng bong gân cổ chân ở trẻ em được xem là nhẹ khi dây chằng chỉ bị kéo căng và vùng cổ chân sưng nhẹ. Nếu dây chằng bị rách hay bị đứt gây sưng đau nặng hơn thì đây là trường hợp nghiêm trọng.
Khi bị bong gân, trẻ em sẽ gặp khó khăn khi đi lại, bị đau từ mức độ vừa tới nặng và bị hạn chế cử động vùng khớp cổ chân. Một số triệu chứng kèm theo gồm sưng và bầm tím cổ chân bị tổn thương, vùng quanh cổ chân ấn mềm và đau,...
Nếu tổn thương do bong gân cổ chân ở trẻ em không quá nghiêm trọng và trẻ không bị đau nhiều thì bậc phụ huynh có thể cho trẻ điều trị tại nhà kết hợp với các bài thuốc y học cổ truyền chữa bong gân. Tuy nhiên, nếu chấn thương nặng, trẻ em bị đau dữ dột hay dây chằng bị rách, bị đứt thì phụ huynh cần đưa trẻ tới bác sỹ ngay lập tức.
Sơ cứu ban đầu:
Trong vòng 24 tiếng đầu tiên, hãy cho trẻ em nghỉ ngơi một chỗ và không cho trẻ cử động mạnh phần cổ chân. Dùng đá bọc trong một cái khăn mềm hoặc cho vào túi chườm chuyên dụng để chườm lên chỗ sưng đau trong khoảng 20 phút. Duy trì chườm liên tục mỗi 4 tiếng một lần trong vòng 3 ngày liên tiếp.
Băng vết thương bằng băng gạc:
Băng nhẹ cổ chân bị tổn thương bằng băng gạc có tác dụng giảm sưng cũng như cố định cổ chân giúp hạn chế những tổn thương khác. Tuy nhiên, không nên băng quá chặt hay quá lỏng vì sẽ ảnh hưởng đến quá trình hồi phục của dây chằng.
Bên cạnh đó, bạn có thể cho trẻ sử dụng nạng để đi lại. Việc này sẽ giúp cổ chân bị tổn thương được nghỉ ngơi, tạo điều kiện cho việc hồi phục.
Dùng thuốc giảm đau:
Nếu trẻ đau nhiều, phụ huynh có thể làm giảm sưng đau, kháng viêm cho trẻ bằng loại thuốc giảm đau chống viêm nhóm NSAIDs.
Tập luyện để phục hồi chấn thương:
Đối với trường hợp bong gân cổ chân ở trẻ em nhẹ thì trẻ có thể bắt đầu tập luyện sau 48 giờ ngay sau chấn thương. Các bài tập hồi phục bao gồm việc chuyển động cổ chân bằng cách uốn cong cổ chân về trước và sau, ngoài và trong. Để tăng khả năng thăng bằng, bạn có thể cho trẻ thử đúng trên một chân bị thương. Việc để chân bị thương chịu một tải trọng nhẹ và việc đi lại nhẹ nhàng cũng thúc đẩu quá trình phục hồi.
Chấn thương bong gân cổ chân ở trẻ em có thể mất khoảng 2 tuần để cải thiện. Và để hồi phục hoàn toàn thì trẻ cần khoảng từ 10 - 12 tuần. Khi chấn thương hồi phục hoàn toàn thì trẻ mới có thể quay lại với những môn thể thao yêu thích. Nếu chơi thể thao quá sớm có thể dẫn đến những tổn thương nặng hơn cho vùng khớp cổ chân.
Nếu trẻ vẫn cảm thấy đau và gặp khó khăn trong đi lại sau 48 giờ thì phụ huynh cần đưa trẻ đi khám bác sĩ. Trẻ sẽ được chẩn đoán mức độ nghiêm trọng và được áp dụng một số biện pháp trị liệu theo hướng dẫn của bác sĩ để vết thương nhanh chóng hồi phục.
Mặc dù bong gân cổ chân ở trẻ em thường không quá nghiêm trọng, tuy nhiên các bậc phụ huynh phải cần chú ý đến tình trạng xương khớp của trẻ để xử lý kịp thời. Hy vọng bài viết này có thể giúp các bậc phụ huynh biết cách xử trí khi con bị bong gân cổ chân.
Ngọc Hiếu
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.