Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Để điều trị viêm phế quản ở trẻ em, việc lựa chọn thuốc phù hợp là điều vô cùng quan trọng nhằm giúp trẻ hồi phục nhanh chóng và tránh các biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên, không phải tất cả các loại thuốc đều an toàn và phù hợp với trẻ nhỏ, nên cha mẹ cần thận trọng khi sử dụng. "Trẻ bị viêm phế quản uống thuốc gì?" đang là vấn đề được nhiều cha mẹ quan tâm.
Bài viết này sẽ cung cấp những thông tin cần thiết về các loại thuốc thường dùng để điều trị viêm phế quản ở trẻ, đồng thời giúp cha mẹ hiểu rõ khi nào cần đưa trẻ đến khám bác sĩ và những lưu ý quan trọng trong quá trình chăm sóc trẻ tại nhà. Hãy cùng khám phá ngay nhé!
Trẻ em đặc biệt những trẻ dưới 1 tuổi là đối tượng dễ bị viêm phế quản, trẻ sống trong môi trường đông đúc hoặc có tiền sử các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp như ho gà, sởi, có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Trẻ sinh non hoặc có thể trạng yếu ớt cũng dễ bị viêm phế quản nặng, thậm chí có thể gặp biến chứng nguy hiểm.
Hiểu rõ nguyên nhân gây viêm phế quản sẽ giúp bố mẹ phòng tránh bệnh cho trẻ tốt hơn. Hệ miễn dịch của trẻ còn yếu nên dễ bị các loại vi rút và vi khuẩn như tụ cầu khuẩn, phế cầu khuẩn tấn công, đặc biệt khi trẻ đang bị bệnh liên quan đến tai, mũi, họng. Việc lạm dụng kháng sinh cũng khiến vi khuẩn kháng thuốc và làm tăng nguy cơ viêm phế quản.
Yếu tố môi trường như thời tiết thay đổi thất thường, khói bụi, khói thuốc lá, và ô nhiễm không khí cũng ảnh hưởng xấu đến sức khỏe hô hấp của trẻ.
Ngoài ra, cách chăm sóc chưa phù hợp như tắm nước quá lạnh, tắm lâu hoặc không giữ ấm khi trời trở lạnh cũng dễ khiến trẻ bị viêm phế quản. Do đó, phụ huynh cần chú ý đến các yếu tố này để bảo vệ hệ hô hấp và sức khỏe của trẻ.
Triệu chứng viêm phế quản ở trẻ thường bắt đầu với sốt nhẹ, hắt hơi, ho khan. Khi bệnh phát triển, trẻ có thể sốt cao, khó thở, da xanh tái, thậm chí co giật trong trường hợp nghiêm trọng. Trong giai đoạn toàn phát, trẻ có thể sốt tới 40°C, kèm theo các cơn ho dữ dội, khó thở và thở khò khè. Do đó, khi thấy trẻ có các dấu hiệu bất thường, cha mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Bác sĩ sẽ dựa vào kết quả thăm khám, độ tuổi và tiền sử bệnh của trẻ để lựa chọn phương pháp điều trị viêm phế quản phù hợp. Phần lớn các trường hợp viêm phế quản nhẹ ở trẻ có thể điều trị tại nhà với thuốc theo toa và hướng dẫn chăm sóc từ bác sĩ.
Trẻ bị viêm phế quản uống thuốc gì? Các loại thuốc được kê thường bao gồm thuốc điều trị nguyên nhân gây bệnh và thuốc giảm triệu chứng để giúp trẻ cảm thấy dễ chịu hơn.
Thuốc long đờm có tác dụng làm loãng đờm trong đường hô hấp, giúp việc loại bỏ đờm ra ngoài trở nên dễ dàng hơn. Khi đờm được làm loãng, cơ thể sẽ tự động phản ứng bằng cách ho mạnh để đẩy đờm ra khỏi cơ thể. Do đó, việc trẻ ho nhiều hơn sau khi dùng thuốc long đờm là hiện tượng hoàn toàn bình thường, không phải dấu hiệu của bệnh nghiêm trọng hơn. Các thuốc long đờm phổ biến thường chứa các hoạt chất như acetylcystein, benzoat, carbocistein, dextromethorphan.
Ngược lại, thuốc giảm ho hoạt động bằng cách ức chế phản xạ ho, giúp giảm cơn ho nhưng cũng có thể cản trở quá trình tống đờm ra ngoài. Vì vậy, thuốc giảm ho chỉ nên được sử dụng trong những trường hợp cần thiết, theo đúng chỉ định của bác sĩ.
Thuốc giãn phế quản (như salbutamol) được sử dụng khi trẻ gặp tình trạng khó thở, thở khò khè, bác sĩ có thể chỉ định thuốc giãn phế quản để giúp cải thiện hô hấp. Những trẻ có tiền sử mắc bệnh hen suyễn, COPD hoặc viêm phế quản mạn tính cũng có thể được kê thuốc giãn phế quản như một phần của điều trị. Thuốc giãn phế quản giúp mở rộng đường thở và cải thiện khả năng hô hấp.
Hầu hết trẻ bị viêm phế quản sẽ được chỉ định thuốc kháng viêm, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng viêm. Thuốc có chứa corticoid có tác dụng mạnh và nhanh chóng giảm viêm, nhưng lại tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ, đặc biệt là tác động đến niêm mạc dạ dày. Vì vậy, bác sĩ thường ưu tiên sử dụng thuốc dạng xịt, vì nó ít gây tác dụng phụ hơn. Tuy nhiên, tất cả các loại thuốc này đều cần được sử dụng theo đúng liều lượng và hướng dẫn của bác sĩ.
Trong một số trường hợp viêm phế quản do virus, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng thuốc kháng virus. Tuy nhiên, việc điều trị không hề đơn giản, vì virus thường ẩn náu trong tế bào, làm cho quá trình tiêu diệt chúng trở nên khó khăn. Nếu trẻ đáp ứng tốt với thuốc, bệnh có thể cải thiện nhanh chóng và hồi phục trong khoảng từ 7 đến 10 ngày.
Khi trẻ bị viêm phế quản cấp mà không có dấu hiệu nhiễm khuẩn, việc sử dụng kháng sinh là không cần thiết. Tuy nhiên, nếu trẻ bị bội nhiễm và bác sĩ xác định có nguy cơ nhiễm khuẩn, kháng sinh sẽ được chỉ định.
Các dấu hiệu cho thấy trẻ bị viêm phế quản do vi khuẩn hoặc bội nhiễm bao gồm ho đờm có màu xanh hoặc vàng, bệnh kéo dài trên 10 ngày mà không thuyên giảm. Lúc này, bác sĩ có thể kê các loại kháng sinh như ampicillin, penicillin, amoxicillin, macrolid, beta-lactam, quinolon, tùy vào mức độ nhiễm khuẩn.
Kháng sinh cần phải được sử dụng theo đơn của bác sĩ. Cha mẹ không nên tự ý mua hoặc điều chỉnh liều lượng thuốc cho trẻ, cũng không được ngừng thuốc sớm hay kéo dài thời gian dùng để tránh nguy cơ kháng thuốc.
Dưới đây là một số lưu ý quan trọng khi sử dụng thuốc điều trị viêm phế quản cho trẻ mà phụ huynh cần lưu ý:
Viêm phế quản là một bệnh lý phổ biến ở trẻ em và việc điều trị sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của bệnh. Vì vậy, cụ thể “trẻ bị viêm phế quản uống thuốc gì?” sẽ do bác sĩ sẽ chỉ định. Tuy nhiên, phụ huynh cần lưu ý tuân thủ đúng liều lượng và chỉ dẫn của bác sĩ, không tự ý thay đổi phác đồ điều trị, nhằm đảm bảo an toàn, hiệu quả trong suốt quá trình điều trị.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung
Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.