Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Tin tức sức khỏe

Trẻ em có bị rối loạn tiền đình không? Hướng xử trí khi trẻ bị rối loạn tiền đình

Ngày 15/12/2024
Kích thước chữ

Như các bạn đã biết, rối loạn tiền đình là chứng bệnh thường gặp ở nhóm đối tượng là người trung niên và người cao tuổi. Vậy trẻ em có bị rối loạn tiền đình không? Để có được lời giải đáp, hãy theo dõi hết bài viết sức khỏe hôm nay của Nhà thuốc Long Châu bạn nhé.

Trẻ em có bị rối loạn tiền đình không chắc hẳn vẫn đang là nỗi bận tâm của không ít các bậc cha mẹ. Để giúp bạn có thể giải đáp câu hỏi này một cách chi tiết nhất, trong bài viết sức khỏe dưới đây, Nhà thuốc Long Châu sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin hữu ích xoay quanh tình trạng trẻ bị rối loạn tiền đình.

Trẻ em có bị rối loạn tiền đình không?

Trẻ em có bị rối loạn tiền đình không? Rối loạn tiền đình là một tình trạng ảnh hưởng đến hệ thống tiền đình, một phần của tai trong và não, chịu trách nhiệm điều chỉnh thăng bằng, định hướng không gian và kiểm soát chuyển động. Khi hệ thống này bị tổn thương hoặc hoạt động bất thường, người bệnh có thể gặp khó khăn trong việc giữ thăng bằng, cảm nhận không gian và thực hiện các chuyển động thông thường.

Trên thực tế, có không ít quan điểm cho rằng, rối loạn tiền đình chỉ là bệnh của người lớn. Song, ít ai biết được rằng trẻ em cũng là nhóm đối tượng dễ mắc phải chứng bệnh này. Tuy nhiên, ở trẻ nhỏ, rối loạn tiền đình thường ít được chú ý và dễ bị nhầm lẫn với các vấn đề sức khỏe khác.

Trẻ em có bị rối loạn tiền đình không? Hướng xử trí khi trẻ bị rối loạn tiền đình 1
Trẻ em có bị rối loạn tiền đình không?

Nguyên nhân khiến trẻ bị rối loạn tiền đình

Trẻ em có bị rối loạn tiền đình không? Câu trả lời là có. Vậy nguyên nhân dẫn đến rối loạn tiền đình ở trẻ là gì?

Rối loạn tiền đình ở trẻ em có thể xuất phát từ nhiều yếu tố khác nhau, từ bệnh lý đến tác động của môi trường sống và các vấn đề tâm lý. Cụ thể:

  • Một số bệnh lý nền như viêm tai giữa, bệnh tim mạch, thiếu máu, viêm màng não, chấn thương đầu… hoặc sử dụng thuốc kéo dài có thể là nguyên nhân dẫn đến rối loạn tiền đình ở trẻ.
  • Mặc dù chưa có đủ bằng chứng cho thấy rối loạn tiền đình là bệnh di truyền nhưng việc người mẹ sử dụng rượu, bia, thuốc lá hoặc thuốc điều trị bệnh mãn tính trong thời gian mang thai có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của hệ tiền đình của trẻ sau khi sinh.
  • Trẻ em có thể bị rối loạn tiền đình nếu gặp phải các vấn đề tâm lý như: Áp lực gia đình (cha mẹ ly hôn, gia đình không hạnh phúc), áp lực học tập (trẻ phải đối mặt với bài vở, kỳ thi, mối quan hệ với thầy cô và bạn bè) có thể gây ra căng thẳng, lo âu dẫn đến các triệu chứng của rối loạn tiền đình.
  • Ngoài các yếu tố nêu trên, môi trường sống bị ô nhiễm tiếng ồn, thiếu ánh sáng, thói quen lười vận động… cũng có thể là các yếu tố làm tăng nguy cơ trẻ bị rối loạn tiền đình.

Dấu hiệu nhận biết rối loạn tiền đình ở trẻ em

Rối loạn tiền đình ở trẻ em là một vấn đề sức khỏe quan trọng cần được nhận diện và điều trị kịp thời để tránh các tác hại và nguy hiểm lâu dài. Tuy nhiên, việc phát hiện bệnh không phải lúc nào cũng dễ dàng bởi nhiều triệu chứng của rối loạn tiền đình (như đau đầu, chóng mặt) cũng có thể là dấu hiệu của các bệnh lý khác như thiếu máu não.

Dưới đây là những dấu hiệu quan trọng giúp nhận diện rối loạn tiền đình ở trẻ em, cha mẹ có thể tham khảo:

  • Trẻ thường xuyên bị chóng mặt, đau đầu, choáng váng, đặc biệt là vào buổi sáng khi vừa thức dậy.
  • Trẻ cảm thấy hồi hộp, tim đập nhanh, đánh trống ngực, thở gấp, đặc biệt là sau khi hoạt động gắng sức.
  • Trẻ không thể làm chủ được tư thế, dễ bị hoa mắt chóng mặt khi thực hiện các động tác như ngồi xuống rồi đứng lên hoặc xoay người.
  • Các triệu chứng kèm theo: Buồn nôn, nôn, run tay chân, ù tai, suy giảm thính lực và thị lực là những triệu chứng thường xuyên đi kèm với tình trạng rối loạn tiền đình. Trong một số trường hợp, trẻ có thể ngất xỉu do triệu chứng nặng.
  • Trẻ có thể gặp khó khăn trong học tập, thể hiện qua việc học hành chậm chạp, mau quên, khó tập trung dẫn đến kết quả học tập kém hoặc thành tích học tập bị giảm sút đột ngột.
  • Các triệu chứng của rối loạn tiền đình có thể xuất hiện thường xuyên hơn và lặp đi lặp lại, điều này cho thấy tình trạng bệnh có thể đang phát triển.
  • Nếu trẻ còn quá nhỏ, việc phát hiện bệnh sẽ gặp khó khăn vì trẻ chưa thể diễn đạt các triệu chứng hoặc tình trạng sức khỏe mà mình gặp phải. Trong trường hợp này, cha mẹ cần chú ý đến các dấu hiệu thay đổi trong hành vi và sức khỏe của trẻ.
Trẻ em có bị rối loạn tiền đình không? Hướng xử trí khi trẻ bị rối loạn tiền đình 2
Chóng mặt, mất thăng bằng có thể là dấu hiệu cảnh báo rối loạn tiền đình ở trẻ

Trẻ bị rối loạn tiền đình có nguy hiểm không?

Mặc dù rối loạn tiền đình không gây nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng, nhưng nó có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển và sức khỏe của trẻ. Bệnh có thể xuất hiện trong một thời gian ngắn, nhưng nếu không được điều trị kịp thời, nó có thể kéo dài và gây ra ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt cũng như học tập của trẻ. Cụ thể:

  • Nguy cơ té ngã và tai nạn: Trẻ em bị hoa mắt, chóng mặt, không giữ được thăng bằng khi bị rối loạn tiền đình và hậu quả là làm tăng nguy cơ té ngã. Nó sẽ đặc biệt nguy hiểm nếu trẻ đang đi lại hoặc tham gia giao thông. Việc không ổn định trong di chuyển có thể dẫn đến các chấn thương nghiêm trọng.
  • Ảnh hưởng đến việc học: Rối loạn tiền đình có thể làm giảm khả năng ghi nhớ và tập trung của trẻ từ đó ảnh hưởng đến kết quả học tập. Trẻ có thể gặp khó khăn trong việc tiếp thu bài vở dẫn đến học hành chậm chạp, thậm chí giảm sút thành tích học tập.
  • Khó khăn trong hoạt động thể chất: Trẻ gặp phải khó khăn trong việc tham gia các hoạt động thể chất, đặc biệt là những động tác như đứng lên hoặc ngồi xuống hoặc khi chạy đường dài. Những hoạt động này có thể làm triệu chứng trở nên nặng hơn và khiến trẻ thêm mệt mỏi.
  • Khả năng định hướng kém: Trẻ em bị rối loạn tiền đình thường có khả năng định hướng kém, khiến trẻ gặp khó khăn khi di chuyển một mình. Đi lạc hoặc mất phương hướng có thể xảy ra nếu trẻ không có người lớn đi cùng dẫn đến các rủi ro và biến cố ngoài ý muốn.
  • Một số trẻ có thể quen với triệu chứng đau đầu, choáng váng do rối loạn tiền đình, khiến trẻ không thông báo cho cha mẹ hoặc người lớn. Điều này làm cho bệnh có thể tiến triển nghiêm trọng hơn mà không được phát hiện kịp thời, gây khó khăn trong việc điều trị và phục hồi.
Trẻ em có bị rối loạn tiền đình không? Hướng xử trí khi trẻ bị rối loạn tiền đình 3
Trẻ bị rối loạn tiền đình có nguy hiểm không?

Phải làm sao khi trẻ bị rối loạn tiền đình?

Như đã trình bày phía trên, rối loạn tiền đình có thể gây ra những tác động xấu đến sức khỏe cũng như cuộc sống của trẻ. Do đó, ngay khi nhận thấy trẻ có các dấu hiệu nghi ngờ rối loạn tiền đình, cha mẹ và người chăm sóc cần đưa trẻ ngay đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Khi trẻ có triệu chứng chóng mặt hoặc đau đầu, cha mẹ nên để trẻ nằm nghỉ trong không gian yên tĩnh, tránh tiếng ồn và ánh sáng mạnh. Cho trẻ nằm ở tư thế thoải mái, có thể là nghiêng hoặc ngửa. Không nên để trẻ nằm sấp, vì có thể làm tình trạng chóng mặt nặng hơn.

Nếu trẻ cảm thấy buồn nôn, cha mẹ có thể kích thích để trẻ nôn ra hết. Sau đó cho trẻ uống một cốc sữa nóng để bổ sung nước và chất điện giải đã mất.

Chế độ ăn uống cân đối là rất quan trọng để giúp trẻ hồi phục. Cha mẹ cần bổ sung các dưỡng chất như:

  • Vitamin A, nhóm B, Vitamin C và Omega-3 giúp tăng cường sức khỏe thần kinh và giảm các triệu chứng đau đầu.
  • Canxi và các khoáng chất giúp cải thiện chức năng hệ thống tiền đình.
  • Rau xanh và trái cây để cung cấp chất xơ, vitamin và khoáng chất cần thiết.
  • Nước: Đảm bảo trẻ uống đủ nước mỗi ngày, có thể kết hợp với nước trái cây, nước ép rau củ, hoặc sữa dinh dưỡng để tăng cường sức khỏe.
  • Tránh các thực phẩm khô cứng, cay nóng, nhiều dầu mỡ hoặc những món ăn chứa quá nhiều gia vị bởi chúng có thể làm tình trạng bệnh thêm nghiêm trọng.

Bên cạnh đó, cha mẹ cần khuyến khích trẻ thực hiện các bài tập trị liệu giúp phục hồi chức năng tiền đình. Các bài tập này giúp cải thiện khả năng thăng bằng và giảm bớt các triệu chứng chóng mặt.

Ngoài ra, cha mẹ cần tránh cho trẻ tham gia các trò chơi cảm giác mạnh như tàu lượn, trượt, xích đu hoặc các hoạt động có thể làm tình trạng chóng mặt, mất thăng bằng của trẻ trở nên nghiêm trọng hơn.

Trẻ em có bị rối loạn tiền đình không? Hướng xử trí khi trẻ bị rối loạn tiền đình 4
Cha mẹ cần đưa trẻ đến khám bác sĩ nếu thấy trẻ có dấu hiệu rối loạn tiền đình

Trên đây là toàn bộ những thông tin cơ bản xoay quanh chủ đề trẻ em có bị rối loạn tiền đình không mà Nhà thuốc Long Châu đã tổng hợp để chia sẻ đến bạn đọc. Hy vọng, qua những chia sẻ hôm nay, bạn đọc sẽ có cái nhìn chính xác hơn về chủ đề này. Cảm ơn bạn đã luôn dõi theo và đồng hành cùng Nhà thuốc Long Châu.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcPhạm Nguyễn Hoàng Kim

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.

Xem thêm thông tin