Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Phụ huynh thường gặp phải tình trạng trẻ bị bầm tím dưới da trong quá trình chăm sóc bé. Vậy tình trạng bầm tím là do đâu? Làm thế nào để có thể điều trị khi gặp phải hiện tượng này? Lời giải sẽ được chia sẻ rõ trong bài.
Trẻ bị bầm tím dưới da là một trong những hiện tượng xuất hiện phổ biến. Điều này cũng đã trở thành nỗi lo lắng của phụ huynh khi không tìm ra được nguyên nhân gây ra tình trạng này. Bài viết của nhà thuốc Long Châu sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Xuất huyết dưới da là hiện tượng xuất hiện các nốt đỏ, vết bầm tím hoặc máu tụ trên da. Tình trạng này có thể dễ dàng nhận thấy bằng mắt thường. Hiện tượng này xuất phát từ việc mạch máu dưới da bị tổn thương, vỡ hoặc do sự thay đổi trong tính thấm của thành mạch máu.
Trẻ em nằm trong độ tuổi từ 2 đến 9 tuổi thường xuyên xuất hiện tình trạng xuất huyết ở dưới da. Đây có thể là một trong những dấu hiệu phổ biến để cảnh báo về vấn đề sức khỏe và phụ huynh nên lưu tâm. Chính vì vậy, khi thấy trẻ có những dấu hiệu này, bố mẹ nên nhanh chóng đưa bé đến thăm khám tại cơ sở y tế để được kiểm tra và điều trị kịp thời hơn.
Dù do nguyên nhân nào, các vết bầm thường bắt đầu khi các mạch máu nhỏ trong các mô mềm gần bề mặt da bị tác động mạnh và bị vỡ. Khi máu thoát ra và thấm vào da, tổn thương đó sẽ tạo ra vết bầm màu xanh đen đặc trưng. Sau đó, khi cơ thể dần phá vỡ và tái hấp thu máu, vết bầm sẽ chuyển sang màu xanh vàng.
Hiện nay, trẻ bị bầm tím dưới da có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Dưới đây sẽ là một số nguyên nhân phổ biến gây tình trạng này.
Khi trẻ bị bầm tím dưới da và kèm theo những triệu chứng bất thường, bố mẹ nên chú ý và đưa bé đi thăm khám. Các bác sĩ sẽ chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời.
Dưới đây là một số dấu hiệu mà phụ huynh cần phải lưu ý:
Việc phát hiện sớm những dấu hiệu này và đưa trẻ đến bác sĩ kịp thời sẽ giúp bảo vệ sức khỏe của bé. Đồng thời, điều này còn tránh xuất hiện thêm các biến chứng nghiêm trọng khác.
Hầu hết các vết bầm tím sẽ không gây đau đớn nghiêm trọng và sẽ tự lành trong khoảng một đến hai tuần mà không cần can thiệp, miễn là da của trẻ không bị trầy xước hay rách. Tuy nhiên, nếu cảm thấy lo lắng, bạn có thể giúp trẻ giảm sưng bằng cách chườm lạnh trong khoảng 10 đến 15 phút mỗi ngày trong 48 giờ đầu. Một lựa chọn đơn giản khác là sử dụng túi nilon chứa đá viên, nước, các gói đậu Hà Lan, ngô đông lạnh,... để chườm lên vết bầm.
Lạnh sẽ giúp ức chế hoạt động của các tế bào thần kinh và cơ, làm giảm cảm giác đau, giảm sưng và ngăn ngừa sung huyết. Tuy nhiên, bố mẹ cần lưu ý túi đá nên được bọc trong khăn mặt hoặc khăn giấy để bảo vệ da của trẻ. Bạn hãy cố gắng giữ túi đá ở vị trí vết bầm trong khi thực hiện các hoạt động nhẹ nhàng với trẻ như ăn uống, ôm ấp hay cùng nhau xem sách, phim.
Nếu vết bầm khiến trẻ cảm thấy đau khi chạm vào hoặc trẻ khóc và kêu đau, phụ huynh có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để được hướng dẫn sử dụng thuốc giảm đau. Một số loại có thể được chỉ định sử dụng như acetaminophen hoặc ibuprofen với liều lượng phù hợp.
Tuy nhiên, dù có sử dụng các biện pháp giảm sưng hay đau, vết bầm vẫn cần thời gian để tự lành. Điều quan trọng nhất là sự an ủi và ôm ấp của cha mẹ để giúp trẻ cảm thấy dễ chịu hơn trong suốt quá trình hồi phục.
Trên đây là toàn bộ các thông tin cần biết về tình trạng trẻ bị bầm tím dưới da. Qua đó, phụ huynh có thể hiểu rõ hơn về nguyên nhân, dấu hiệu và biện pháp điều trị phù hợp. Hi vọng rằng bài viết này của Nhà thuốc Long Châu sẽ đem đến giá trị tham khảo hữu ích dành cho bố mẹ trong quá trình chăm sóc con.
Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy
Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.