Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Bong gân gót chân là một trong những chấn thương phổ biến. Vậy bong gân gót chân có nguy hiểm không? Và phải làm gì để thương tổn mau lành?
Bong gân gót chân là dạng chấn thương thường gặp nhất không chỉ với người thường xuyên luyện tập thể thao. Tùy vào mức độ chấn thương nhẹ hay nặng sẽ có những cách điều trị khác nhau như tự điều trị tạo nhà hoặc phẫu thuật nối gân. Hiểu đúng về tình trạng này giúp bạn có cách xử lý nhanh chóng. Từ đó, vết thương sẽ chóng lành.
Bong gân gót chân là chấn thương xuất hiện khi cơ bị kéo giãn, hoặc bị đứt một phần hay toàn bộ một hoặc nhiều dây chằng.
Bong gân gót chân là tình trạng phổ biến ở người tập luyện thể thao (Ảnh minh hoạ)
Hầu hết các tình trạng bong gân gót chân đều ở mức độ nhẹ. Bởi vậy, mọi người thường chủ quan và tự điều trị tại nhà bằng các phương pháp cơ bản như chườm đá lạnh, xoa dầu nóng hoặc nghỉ ngơi không vận động. Tuy nhiên, với những người bị bong gân nặng thì cần phải đi gặp bác sĩ để được thăm khám, xác định tình trạng chấn thương cụ thể để có được phương pháp điều trị phù hợp nhất.
Cũng tương tự như những chấn thương khác, bong gân gót chân cũng có một số dấu hiệu để nhận biết như:
Bong gân gót chân có thể gây ra cảm giác đau đớn cho người bệnh (Ảnh minh hoạ)
Tuỳ vào từng mức độ bong gân khác nhau sẽ có phương pháp điều trị và xử lý phù hợp. Tuy nhiên, bạn không nên quá chủ quan khi bị bong gân gót chân. Một khi xuất hiện các dấu hiệu ở trên, bạn cần tới ngay bác sĩ chuyên khoa để thăm khám cũng như tham khảo ý kiến để có phương pháp điều trị tốt nhất cho bản thân. Tránh trường hợp điều trị sai cách khiến tình trạng tổn thương ngày một nặng thêm. Trong một số trường hợp, phần tổn thương sẽ trở nên yếu đi, dễ bị thương hơn và ảnh hưởng rất lớn tới sinh hoạt trong cuộc sống.
Khi nói tới nguyên nhân gây ra bong gân gót chân, chắc chắn mọi người sẽ nghĩ ngay tới các hoạt động thể dục thể thao như chạy, nhảy, đi bộ,...
Ngoài ra, những người thường xuyên sử dụng giày cao gót hoặc mang giày thể thao không vừa chân, không đúng mục đích sử dụng cũng rất dễ dẫn tới bong gân. Bên cạnh đó, việc khởi động trước khi vận động sai hoặc ảnh hưởng từ môi trường bên ngoài như địa hình không bằng phẳng, trơn trượt… cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng bong gân chân.
Với trường hợp bị bong gân nhẹ, bác sĩ sẽ hỏi chi tiết về tai nạn, thăm khám cổ chân để kiểm tra gân và dây chằng, và hoàn toàn có thể tự sơ cứu trước tại nhà bằng các phương pháp như:
Chườm đá là một trong những cách bạn nên làm khi bị bong gân gót chân (Ảnh minh hoạ)
Còn với những trường hợp bong gân gót chân mức độ vừa, bên cạnh những bước như giảm đau bằng dùng túi chườm đá, kê cao chân, nằm bất động, bạn sẽ cần băng bột từ ⅓ cẳng chân xuống đến bàn chân trong tối thiểu 3 tuần. Trong thời gian này, tuyệt đối không xoa bóp, chườm nóng, tiêm bất cứ thuốc gì vào vùng bong gân, tránh giãn mạch, chảy máu, phù nề. Ngoài ra, cũng không nên băng quá chặt, sẽ dễ gây ra đau nhức, bầm tím khu vực bị bong gân.
Những trường hợp bong gân nặng, tuỳ vào tình hình cụ thể sẽ được chỉ định phẫu thuật nội soi để khâu phục hồi dây chằng hoặc tạo hình lại dây chằng.
Bên cạnh đó, sau khi xuất viện, bạn cũng cần lưu ý một số điều sau để kiểm soát tình trạng bong gân gót chân gồm:
“Phòng bệnh hơn chữa bệnh". Bong gân gót chân hoàn toàn có thể phòng tránh được nếu bạn tuân thủ và lưu ý một số vấn đề như:
Hồng Anh
Nguồn: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.