Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Bong gân hàm có phải sái quai hàm hay không?

Ngày 31/03/2022
Kích thước chữ

Sái quai hàm là tình trạng phổ biến có thể là phải ở mọi lứa tuổi. Hiện nay còn có nhiều người lầm tưởng bong gân hàm chính là sái quai hàm. Vậy điều này có đúng không?

Hiện nay còn có nhiều người lầm tưởng bong gân hàm chính là sái quai hàm. Vậy điều này có đúng không? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu kỹ hơn về bong gân hàm và sái quai hàm cũng như cách xử lý khi bị sái quai hàm thông qua bài viết này.

Bong gân hàm và sái quai hàm là gì?

Sái quai hàm là tình trạng phần khớp ở hàm bị tổn thương do chấn động mạnh khiến khớp hàm hay quai hàm bị lệch ra khỏi vị trí ban đầu. Sái quai hàm có thể đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau như do chấn thương va đập ở miệng, do cười lớn, mở miệng đột ngột hoặc há miệng quá to khi ăn… Những người thường xuyên bị căng thẳng, mệt mỏi, stress cũng có khả năng bị sái quai hàm cao hơn so với người bình thường. 

Xương hàm có cấu tạo khá đặc biệt, tại đây khớp hàm sẽ được các cơ điều khiển và hoàn toàn không có gân hay dây chằng ở bộ phận này. Điều này đồng nghĩa với việc không có chấn thương bong gân hàm mà chỉ có các vấn đề về khớp hàm như sái quai hàm.

Xem thêm: Bong gân cổ tay

Bong gân hàm có phải sái quai hàm hay không? 1 Sái quai hàm là chấn thương ở khớp hàm

Nhìn chung sái quai hàm là một trong những bệnh lý khá thường gặp. Vì vậy các bạn không cần phải quá bận tâm hay lo lắng khi gặp phải tình trạng này mà hãy bình tĩnh xử lý.

Triệu chứng sái quai hàm

Sái quai hàm rất dễ bị nhầm với các bệnh lý khác nhau điểm hình như đau khớp hàm. Vì vậy dưới đây là một số triệu chứng sái quai hàm mà các bạn có thể tham khảo để xác định mình có bị sái quai hàm hay không:

  • Bị đau cứng ở giữa cổ và quai hàm: Thông thường khi bị sái quai hàm người bệnh sẽ cảm thấy bị đau cứng ở giữa cổ và quai hàm. Họ sẽ cảm thấy khó cử động hàm và cổ đặc biệt là vào buổi sáng khi mới thức dậy.
  • Bị ù tai, đau nhói vùng trước tai: Sái quai hàm còn có thể khiến cho tai bị ảnh hưởng. Cơn đau sẽ lan dần từ hàm lên đến tai khiến cho người bệnh bị ù tai và cảm thấy vùng trước tay bị đau. Thậm chí người bị sái quai hàm còn có thể gặp phải tình trạng không nghe thấy hoặc nghe không rõ.
  • Nghe thấy tiếng lục cục khi há miệng: Sái quai hàm khiến cho việc há miệng trở nên khó khăn hơn rất nhiều. Người bệnh sẽ có thể nghe thấy tiếng lục cục khi há miệng và cảm thấy đau đau khi nhai thức ăn.
Bong gân hàm có phải sái quai hàm hay không? 2 Sái quai hàm gây nhiều bất tiện trong cuộc sống

Cách xử lý khi bị sái quai hàm

Sái quai hàm không thể tự khỏi và nếu được không được xử lý đúng cách có thể gây ra rất nhiều di chứng sau này, gây ảnh hưởng hưởng rất nhiều đến cuộc sống của người bệnh. Dưới đây là một số cách mà các bạn có thể áp dụng khi bị sái quai hàm.

Chườm lạnh

Chườm lạnh là một trong những cách hết sức phổ biến khi bị sái quai hàm. Sử dụng đá lạnh sẽ giúp cho vết thương giảm đau đớn. Các bạn có thể lấy khăn lạnh hoặc sử dụng đá lạnh bọc trong túi vải kín rồi chườm lên nơi bị sái quai hàm. Đá lạnh sẽ giúp làm dịu cơn đau và giúp bạn hồi phục nhanh chóng hơn.

Lưu ý tuyệt đối không nên chườm nóng hay chườm các loại dầu hoặc các chất có tính nóng lên vết thương. Điều này sẽ khiến cho mạch máu giãn nở khiến, vết thương bị chảy máu trong đồng thời khiến cho vết thương dễ bị sưng tấy hơn.

Bong gân hàm có phải sái quai hàm hay không? 3 Sái quai hàm cần được điều trị bằng nắn khớp hàm

Nắn khớp hàm

Sái quai hàm thực chất là một vấn đề về khớp nên việc chườm đá lạnh chỉ làm giảm đau tạm thời. Cách hiệu quả nhất để chữa sái quai hàm đó chính là nắn khớp hàm. Việc nắn khớp sẽ giúp cho khớp hàm trở về vị trí ban đầu, giúp người bệnh có thể cử động miệng bình thường trở lại.

Tuy nhiên kỹ thuật nắn khớp hàm khá khó và không phải ai cũng có thể làm được. Nếu thực hiện sai cách điều này sẽ khiến có khớp hàm bị tổn thương nghiêm trọng hơn. Vì vậy các bạn tuyệt đối không được tự nắn khớp hàm tại nhà mà nên tới bệnh viện hay các cơ sở y tế để được các bác sĩ nắn lại khớp. Ngoài ra nếu tình trạng sái quai hàm của bạn nghiêm trọng hơn thì các bác sĩ sẽ đưa ra các phương pháp điều trị khác sao cho phù hợp nhất.

Lưu ý sau khi bị sái quai hàm

Sái quai hàm dù đã được điều trị khỏi thì các bạn cũng nên hạn chế mở miệng to quá lớn hay nói, cười một cách đột ngột vì khi này khớp hàm vẫn còn yếu và rất dễ bị tổn thương. Ngoài ra các bạn cũng nên thường xuyên massage vùng cơ hàm và luyện tập cơ miệng để giúp khớp hàm hồi phục nhanh hơn. Các bạn cũng nên ăn các loại thức ăn mềm, lỏng và hạn chế an toàn thực phẩm khô, cứng, giòn vì dễ khiến vết thương bị tổn thương.

Trên đây là toàn bộ chia sẻ của chúng tôi liên quan đến bong gân hàm và sái quai hàm. Hy vọng bài viết này của chúng tôi đã giúp các bạn hiểu hơn về khớp hàm cũng như bỏ túi được một số cách xử lý khi bị sái quai hàm.

Thu Hòa

Nguồn: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin
Chủ đề:Đau khớp hàm