Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Há miệng ra bị đau hàm là dấu hiệu điển hình của chứng rối loạn khớp thái dương hàm. Điều này gây ra nhiều phiền toái cho người bệnh trong những cử động ăn uống, nhai hay giao tiếp. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những thông tin về nguyên nhân và biện pháp cải thiện tình trạng khi há miệng ra bị đau hàm.
Há miệng bị đau hàm, không há to miệng được, gặp khó khăn trong việc ăn uống hay thậm chí là bị thức giấc trong đêm do một cử động há miệng nhẹ cũng dẫn đến đau nhức hàm… đây có thể là dấu hiệu về một tình trạng bệnh lý răng miệng nghiêm trọng. Để tìm hiểu rõ hơn về nguyên nhân và biện pháp cải thiện tình trạng khi há miệng ra bị đau hàm, mời bạn tham khảo bài viết dưới đây.
Hàm là bộ phận được cấu tạo bởi cơ hàm, răng và khớp thái dương trái, phải. Sự liên kết giữa các bộ phận này giúp hai hàm răng khớp với nhau và thực hiện được những cử động nhai và giao tiếp dễ dàng.
Xương hàm đóng vai trò quan trọng trong vấn đề ăn uống cũng như giao tiếp. Chính vì thế, khi có những tổn thương ở vùng này sẽ gây ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống và sinh hoạt thường ngày của người bệnh.
Đau xương hàm là tình trạng đau nhức, khó chịu tại vùng hàm, các cơn đau có thể xuất hiện một cách đột ngột và tự khỏi sau một thời gian. Tuy nhiên, nhiều trường hợp cảm giác đau ở xương hàm thường kéo dài và không có dấu hiệu thuyên giảm hay thậm chí là diễn ra nghiêm trọng hơn, đau lan đến phần tai, đầu, mặt. Nếu tình trạng này tiếp diễn trong một khoảng thời gian dài có thể làm giảm sút chức năng xương hàm, khó khăn trong việc cử động hàm để nhai, ăn uống hay giao tiếp.
Triệu chứng cụ thể khi há miệng ra bị đau hàm sẽ tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, tuy nhiên một số triệu chứng chung có thể kể đến như:
Nếu tình trạng bệnh không được phát hiện và điều trị sớm có thể dẫn đến giãn khớp, trật khớp, phá hủy đầu xương, xơ cứng khớp… khiến người bệnh không thể mở miệng được.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng há miệng ra bị đau hàm. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến:
Những tai nạn như té ngã, tai nạn xe, va đập trúng hàm… gây ra những tổn thương đến phần xương hàm hoặc do há miệng quá rộng một cách đột ngột dẫn đến trật khớp cắn, sái quai hàm, trật khớp thái dương hàm gây ra đau đớn khi cử động miệng.
Những căng thẳng, áp lực, mệt mỏi từ cuộc sống, công việc hàng ngày khiến cho bạn có xu hướng căng cứng nhiều nhóm cơ, trong đó có nhóm cơ hàm. Chính vì thế đây cũng có thể gây ra những tổn thương đối với vùng xương hàm.
Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra đau hàm khi mở miệng, đặc biệt là ở đối tượng trẻ em. Khi nằm nghiêng hay ngủ chèn tay… trong khoảng thời gian dài có thể gây tăng áp lực lên phần xương hàm, lâu dần khiến phần xương hàm bị lệch và dẫn đến triệu chứng đau hàm.
Nhiều người mắc thói quen nghiến răng khi ngủ, đặc biệt những lúc căng thẳng, mệt mỏi thì tần suất nghiến răng diễn ra nhiều hơn. Đây là một thói quen xấu dẫn đến hiện tượng đau xương hàm.
Nhiều trường hợp răng khôn mọc lệch gây sưng nướu, có xu hướng đâm vào các răng bên cạnh gây cảm giác đau đớn cho hàm, viêm nhiễm, hư chân răng…
Nhổ răng khiến vùng xương hàm gần tai bị đau do ảnh hưởng của những dây thần kinh xung quanh, đặc biệt là khi nhổ răng số 7 và 8.
Người bị viêm khớp thái dương hàm thường xuất hiện những cơn đau có chu kỳ, các cơn co thắt cơ, gây mất cân bằng trong cử động đóng mở miệng.
Viêm khớp dạng thấp gây đau nhức nhiều khớp cùng một lúc, trong đó bao gồm cả khớp thái dương hàm.
Thói quen nhai một bên, nhai cắn những đồ vật, thức ăn dai và cứng, rối loạn khớp thái dương, rối loạn tuyến nước bọt, viêm xoang, nhiễm trùng tai, thiếu ngủ…
Một số mẹo nhỏ mà các bạn có thể thực hiện tại nhà để cải thiện triệu chứng đau hàm khi há miệng:
Hầu hết tình trạng đau hàm khi há miệng có thể tự cải thiện mà không cần điều trị. Tuy nhiên, trong trường hợp triệu chứng đau nhức kéo dài, người bệnh nên đi khám ở bác sĩ nha khoa để được kiểm tra và điều trị phù hợp bằng hai phương pháp điều trị sau:
Trên đây là những thông tin về nguyên nhân và biện pháp cải thiện tình trạng há miệng ra bị đau hàm. Há miệng ra bị đau hàm tưởng chừng như là chuyện nhỏ, tuy nhiên thực tế nó có thể là dấu hiệu cảnh báo về những bệnh lý nguy hiểm hơn. Nếu xuất hiện những triệu chứng đau hàm, bạn không nên chủ quan hay tự ý nắn chỉnh khớp mà hãy đến các phòng khám nha khoa để được thăm khám và điều trị đúng kỹ thuật.
Xem thêm: Rối loạn chức năng hệ thống nhai: Nguyên nhân và cách khắc phục
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.