Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Bệnh lý/
  3. Tai - Mũi - Họng/
  4. Ù tai

Ù tai: Triệu chứng của nhiều loại bệnh lý

Dược sĩ Đại học Đỗ Viết Chung

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, nhiều năm đảm nhiệm vị trí tư vấn dược phẩm và sức khỏe. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Ù tai có thể được mô tả như tiếng ù, tiếng chuông, tiếng gầm, tiếng huýt sáo, hay rít lên và đôi khi biến đổi và phức tạp. Chứng ù tai có thể gây ra bệnh cảnh trầm cảm, stress với người bệnh.

Nội dung chính

Tìm hiểu chung ù tai

Ù tai là gì?

Ù tai là tiếng kêu đơn âm có nguồn gốc từ chính hệ thống thính giác hoặc các cơ quan lân cận. Chứng ù tai là một triệu chứng (không phải bệnh) và do đó phản ánh một bất thường trong cơ thể.

Phân loại ù tai:

  • Ù tai cơ học là các âm thanh thực sự, xuất phát từ trong tai hay các cơ quan lân cận. Ù tai cơ học lại được chia nhỏ thành hai loại là ù tai chủ quan (chỉ có bệnh nhân nghe được) và ù tai khách quan (cả bệnh nhân và người khác nghe được).

  • Ù tai thần kinh có nguồn gốc thần kinh xuất phát từ hệ thống thính giác hoặc vỏ não thính giác. Ù tai thần kinh cũng được chia thành ù tai có nguồn gốc từ thần kinh trung ương và ù tai có nguồn gốc từ thần kinh ngoại biên.

Triệu chứng ù tai

Những dấu hiệu và triệu chứng của ù tai

Người bị ù tai có thể nghe những âm phức như tiếng sóng biển, tiếng dế kêu, tiếng chuông reo hoặc tiếng hơi nước thoát qua chỗ hẹp.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.

Nguyên nhân ù tai

Nguyên nhân dẫn đến ù tai

Có rất nhiều nguyên nhân gây ù tai, các nguyên nhân này được xếp thành các nhóm chính sau đây:

  • Tiếp xúc với tiếng ồn lớn.

  • Tắc nghẽn ráy tai: Ráy tai bảo vệ ống tai của bạn bằng cách bẫy bụi bẩn và làm chậm sự phát triển của vi khuẩn.

  • Xương tai thay đổi.

Nguy cơ ù tai

Những ai có nguy cơ mắc phải (bị) ù tai?

Tiếp xúc với tiếng ồn lớn: Những người làm việc trong môi trường ồn ào như công nhân nhà máy và xây dựng, nhạc sĩ và binh lính,..

Tuổi cao: Khi về già, số lượng sợi thần kinh hoạt động trong tai sẽ giảm, có thể gây ra các vấn đề về thính giác thường liên quan đến chứng ù tai, thường trên 60 tuổi.

Những người hút thuốc lá sẽ có nguy cơ mắc chứng ù tai cao hơn so với người không hút.

Vấn đề tim mạch như cao huyết áp , hẹp động mạch có thể làm tăng nguy cơ ù tai

Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc (bị) ù tai

Có rất nhiều yếu tố có thể khiến bạn tăng nguy cơ mắc bệnh này, chẳng hạn như:

  • Bệnh Meniere: Chứng ù tai có thể là một dấu hiệu sớm của bệnh Meniere.

  • Chấn thương đầu hoặc cổ có thể ảnh hưởng đến tai trong, dây thần kinh thính giác hoặc chức năng não liên quan đến thính giác.

  • U thần kinh âm thanh: Còn được gọi là schwannoma tiền đình, tình trạng này thường gây ra chứng ù tai chỉ ở một tai.

  • Rối loạn chức năng ống Eustachian.

  • Rối loạn mạch máu cũng có liên quan đến chứng ù tai.

  • Một số loại thuốc có thể gây ra hoặc làm nặng thêm chứng ù tai, liều của các loại thuốc này càng cao thì chứng ù tai càng nặng: Một số nhóm kháng sinh, thuốc trị ung thư, thuốc lợi tiểu, thuốc quinine, một số thuốc chống trầm cảm, aspirin dùng với liều cao,..

Phương pháp chẩn đoán & điều trị ù tai

Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán ù tai

Bác sĩ sẽ chẩn đoán ù tai qua việc khai thác bệnh sử (thời gian khởi phát bệnh, tiền sử gia định, bệnh sử liên quan đến ù tai), tính chất ù tai (vị trí, cường độ, mức độ gây khó chịu,…) và khám lâm sàng tai – thần kinh toàn diện kết hợp với đánh giá chức năng tai. Các triệu chứng kèm theo: Chảy tai, chấn thương đầu, tiếp xúc với tiếng ồn, sử dụng thuốc độc với tai.

Cận lâm sàng giúp đánh giá bệnh nhân ù tai:

  • Đo thính lực.

  • Xét nghiệm huyết học: Công thức máu, chức năng tuyến giáp.

  • Hình ảnh học: CT; Chụp mạch não đồ.

  • Tác nhân dị ứng: Đánh giá tình trạng dị ứng của bệnh nhân.

  • Các nghiệm pháp khác/test glycerin.

Phương pháp điều trị ù tai hiệu quả

Nhiều phương thức điều trị nội khoa đã được đề xuất để điều trị ù tai, có thể phân làm hai loại chính:

  • Các thuốc cắt đứt các cơ chế bệnh sinh tạo nên tiếng ù.

  • Các loại thuốc giúp bệnh nhân giảm đi sự khó chịu đối với tiếng ù.

Các thuốc tăng tuần hoàn ốc tai và hệ thần kinh trung ương: Các adrenergic, các thuốc ức chế adrenergic, antiadrenergic, cholinomimetic, anticholinesterase, cholinolytic, các thuốc giãn cơ trơn, các plasma polypeptide và các vitamin.

Các thuốc kháng histamin và thuốc giảm phù nề trong các trường hợp nghi ngờ nguyên nhân ù tai do rối loạn chức năng vòi.

Các thuốc an thần, magnesi sulfate, barbiturate, meprobamate được sử dụng để giảm các ức chế trên hệ lưới của hệ thần kinh trung ương.

Các dẫn xuất của para - aminobenzoic acid (như procain) và nhóm aminoacyl amide (như lidocaine, lignocaine) cũng có thể được sử dụng đường tĩnh mạch để làm giảm độ nhạy cảm của các mô dẫn truyền thần kinh. Tương tự, chúng ta có thể sử dụng Tegretol, một thuốc chống co giật thường được sử dụng trong điều trị động kinh và đau thần kinh tam thoa, với mục đích tương tự, nhưng phải chú ý phản ứng phụ gây thiếu máu do suy tủy.

Lưu ý: Các loại thuốc khi dùng phải tuân thủ theo sự hướng dẫn của bác sĩ.

Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa ù tai

Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của ù tai

Chế độ sinh hoạt:

  • Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị.

  • Duy trì lối sống tích cực, hạn chế sự căng thẳng.

  • Liên hệ ngay với bác sĩ khi cơ thể có những bất thường trong quá trình điều trị.

  • Thăm khám định kỳ để được theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn tiến của bệnh và để bác sĩ tìm hướng điều trị phù hợp trong thời gian tiếp theo nếu bệnh chưa có dấu hiệu thuyên giảm.

Phương pháp phòng ngừa ù tai hiệu quả

Để phòng ngừa bệnh hiệu quả, bạn có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây:

  • Ngáp, nhai kẹo cao su và nuốt nước bọt là những biện pháp đơn giản nhất để giảm áp lực bên trong tai, hạn chế nguy cơ bạn bị ù tai.

  • Cân bằng áp lực bằng cách hít sâu, bịt mũi, ngậm chặt miệng và thổi hơi ra theo đường tai có tác dụng tạo một áp lực ngược với sức ép bên ngoài, giảm cảm giác ù tai.

  • Sử dụng dụng cụ bịt lỗ tai: Khi đi máy bay thường được phát những chiếc nút lỗ tai. Dùng nó bịt lỗ tai trong suốt quá trình bay sẽ hạn chế đáng kể tình trạng này.

  • Khi bạn bị cảm cúm, viêm mũi, viêm xoang rất dễ dẫn đến tình trạng tắc nghẽn vòi nhĩ gây ù tai. Bạn có thể dùng thuốc xịt mũi hoặc các biện pháp trị tắc nghẽn bác sĩ khuyên dùng để giảm thiểu nguy cơ ù tai.

Nguồn tham khảo
  1. Quyết định số 5643/QĐ-BYT ngày 31/12/2015 của Bộ Y tế về việc Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh về tai mũi họng
  2. https://www.msdmanuals.com

Các bệnh liên quan

  1. Viêm tai ngoài ác tính

  2. Sưng môi

  3. Viêm họng mạn tính

  4. Viêm họng

  5. Viêm xoang mạn tính

  6. Hạt xơ dây thanh quản

  7. Papilloma thanh quản

  8. Viêm mũi mãn tính

  9. Liệt dây thanh quản

  10. U hốc mũi

Hỏi đáp (0 bình luận)