Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Mặc dù không thường xuyên xảy ra nhưng một khi bị bong gân ngón tay sẽ làm bạn khó chịu và đau nhức. Việc này sẽ gây khó khăn trong các hoạt động hàng ngày của người bệnh. Vì vậy nên bạn cần hiểu rõ về tình trạng này để biết cách xử lý phù hợp.
Bong gân ngón tay là tình trạng dù ít gặp nhưng cũng gây ra không ít phiền toái nếu gặp phải. Tình trạng này khiến cho người bệnh đau, sưng cũng như khó sử dụng các ngón tay trong hoạt động hàng ngày.
Bong gân ngón tay là chấn thương ở khớp giữa ngón tay, hay còn gọi là khớp gian đốt ngón gần (PIP). Tình trạng này xảy ra khi những dây chằng hỗ trợ khớp PIP bị căng quá mức hoặc chịu áp lực lớn.
Một số triệu chứng thường gặp khi bị bong gân ngón tay gồm đau các khớp ngón tay, sưng khớp và vận động ngón tay bị hạn chế. Người bệnh có cảm giác rách hoặc nghe tiếng rắc bên trong khớp ngón tay. Nếu tình trạng chấn thương nghiêm trọng có thể khiến cho ngón tay bị yếu và không thể cầm nắm được.
Dù bong gân ngón tay không phải là tình trạng nghiêm trọng, nhưng trong một số trường hợp người bệnh vẫn cần đến gặp bác sĩ để điều trị.
Nếu ngón tay bị chấn thương nặng hay bị biến dạng hình dáng như cong, gập hơn bình thường, thì bạn không được tự ý kéo thẳng ngón tay. Trong trường hợp này, bạn nên đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị hợp lý.
Nếu ngón tay bị thương bắt đầu cảm thấy tê và chuyển sang màu trắng hay rất nhạt thì bạn cần đi cấp cứu ngay lập tức. Bởi vì lúc này khu vực bị thương đã không được cung cấp đủ máu, nếu để lâu có thể xảy ra hiện tượng hoại tử.
Khi bị bong gân ngón tay, người bệnh cần theo dõi vị trí bị chấn thương và cần gặp bác sĩ càng nhanh càng tốt khi có các dấu hiệu sau:
Mỗi người có thể gặp các triệu chứng khác nhau. Vậy nên, nếu tình trạng dần trở nên tồi tệ thì hãy đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán, điều trị và xử lý tốt nhất.
Có nhiều nguyên nhân gây bong gân ngón tay, trong đó những nguyên nhân thường gặp như:
Bên cạnh đó, những người đã có tiền sử chấn thương ngón tay, tay kém linh hoạt hay các thiết bị bảo vệ tay không đủ an toàn cũng có khả năng cao bị bong gân hơn.
Người bị bong gân ngón tay thường được bác sĩ chẩn đoán bằng cách chụp X-quang để đảm bảo xương không bị gãy. Tiếp đó, người bệnh sẽ được chụp cộng hưởng từ (MRI) để chẩn đoán chấn thương dây chằng bên trong.
Khi điều trị bong gân, mục đích chính là giảm đau, giảm sưng cũng như giúp người bệnh có thể hoạt động trở lại một cách bình thường khi hồi phục.
Ngay sau khi chấn thương, người bệnh cần được áp dụng phương pháp điều trị ban đầu bao gồm:
Bên cạnh đó, bác sĩ cũng có thể dùng nẹp để cố định các ngón tay lại. Đặc biệt là đối với trường hợp bong gân ngón tay cái thì cần cố định lâu hơn. Tuy nhiên, không được dùng nẹp liên tục trong khoảng thời gian lâu vì có thể làm cho các ngón tay cứng lại.
Ngoài ta, người bệnh nên tập một số bài tập như đè ép bóng, duỗi ngón tay để giúp cải thiện cử động của ngón tay trong thời gian chữa bệnh. Vật lý trị liệu sẽ giúp các khớp di chuyển tốt hơn.
Mặc dù bàn tay linh hoạt và tham gia nhiều hoạt động hàng này hơn so với bàn chân. Nhưng các khớp ngón tay ít bị bong gân hơn. Một phần là vì do đa số là các xương nhỏ nên có khuynh hướng gãy xương hơn là bong gân. Tuy nhiên, nếu bị bong gân ngón tay thì bạn nên đi khám bác sĩ để được hướng dẫn cách điều trị hiệu quả.
Bài viết trên đây đã cung cấp cho bạn những thông tin bổ ích liên quan đến tình trạng bong gân ngón tay. Hy vọng bài viết này hữu ích đối với bạn.
Ngọc Hiếu
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcTrần Thị Dương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.