Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Ngón tay giữa bên trái không bật lên có thể báo hiệu tình trạng suy giảm chức năng vận động. Vậy cùng theo dõi bài viết dưới đây để biết thêm chi tiết về tình trạng này cũng như hướng điều trị thích hợp.
Ngón tay giữa bên trái không bật lên là tình trạng gây khó chịu hoặc cản trở trong sinh hoạt hàng ngày. Nhiều người thường bỏ qua dấu hiệu này, nhưng thực tế, đây có thể là biểu hiện của một số vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, như hội chứng ngón tay bật, viêm gân hay tổn thương dây thần kinh. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu nguyên nhân, cách chẩn đoán và phương pháp điều trị hiệu quả cho tình trạng ngón tay giữa bên trái không bật lên.
Sự vận động linh hoạt của ngón tay phụ thuộc vào hệ thống gân gấp và gân duỗi, được hỗ trợ bởi các bao gân và ròng rọc. Khi co ngón tay, gân gấp trượt qua các bao gân và ròng rọc để giúp ngón tay gập sát vào xương. Tuy nhiên, khi bao gân gấp bị viêm, co thắt hoặc thu hẹp, sự di chuyển của gân bị cản trở.
Trong nhiều trường hợp, gân bị kẹt tại ròng rọc A1, khiến ngón tay không thể duỗi thẳng ra. Cố gắng kéo thẳng ngón tay có thể tạo ra tiếng bật khó chịu và gây đau đớn. Nếu tình trạng viêm kéo dài mà không được điều trị, khu vực bao gân hẹp có thể bị xơ hóa và hình thành các nốt sưng cứng. Lúc này, cơn đau có thể giảm, nhưng ngón tay vẫn bị kẹt mỗi khi vận động.
Hiện tại, nguyên nhân chính xác của việc ngón tay giữa bên trái không bật lên vẫn chưa được xác định cụ thể. Vấn đề có thể được quy về hội chứng ngón tay bật hay còn gọi là hội chứng ngón tay cò súng.
Các yếu tố nguy cơ thường gặp của hội chứng ngón tay bật bao gồm:
Hội chứng ngón tay bật thường xảy ra ở bàn tay thuận, phổ biến nhất ở độ tuổi từ 40 đến 60. Phụ nữ có tỷ lệ mắc cao hơn nam giới. Các công việc hoặc thói quen cần sử dụng tay liên tục, chẳng hạn như làm nông, đánh máy, hoặc chơi nhạc cụ, cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
Không chỉ người lớn, trẻ em dưới 8 tuổi cũng có thể gặp phải hội chứng ngón tay bật, mặc dù tỷ lệ này thấp hơn rất nhiều. Ở trẻ em, nguyên nhân thường không rõ ràng, nhưng đôi khi có liên quan đến rối loạn chuyển hóa bẩm sinh hoặc các bệnh lý viêm như viêm khớp dạng thấp ở trẻ em.
Nếu tình trạng ngón tay giữa bên trái không bật lên có nguyên nhân từ các bệnh thần kinh thì cần xem xét nhiều biểu hiện khác đi kèm. Các vấn đề do tổn thương thần kinh sẽ không chỉ ảnh hưởng đến 1 ngón tay giữa bên trái mà sẽ còn có các biểu hiện dọc theo trục thần kinh phân phối.
Việc nhận biết sớm các dấu hiệu và tìm hiểu nguyên nhân là bước đầu quan trọng để điều trị hiệu quả hội chứng ngón tay bật, giúp phục hồi vận động và giảm nguy cơ biến chứng.
Như đã nói ở trên, vấn đề ngón tay giữa bên trái không bật lên có thể nguyên nhân là do mắc hội chứng ngón tay bật. Đây là vấn đề thường gặp nên chúng ta cùng xem xét các triệu chứng của hội chứng ngón tay bật như sau:
Việc điều trị phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng và thời gian mắc bệnh, bao gồm các phương pháp không phẫu thuật và phẫu thuật. Thông thường, nếu bệnh được phát hiện sớm và chưa biến chứng, việc điều trị không phẫu thuật mang lại hiệu quả cao.
Các phương pháp không xâm lấn là lựa chọn đầu tiên trong điều trị hội chứng ngón tay bật, bao gồm:
Các phương pháp này thường ít hiệu quả trong các trường hợp bệnh kéo dài hoặc có triệu chứng nghiêm trọng.
Phương pháp tiêm steroid là phương pháp phổ biến và hiệu quả trong điều trị hội chứng ngón tay bật. Thuốc kháng viêm (steroid) được tiêm trực tiếp vào gân bị viêm, giúp giảm viêm, giảm đau và cải thiện vận động ngón tay.
Ưu điểm của phương pháp là tiết kiệm chi phí, ít xâm lấn, dễ thực hiện và không cần nghỉ dưỡng dài ngày. Tuy nhiên phương pháp ít hiệu quả với bệnh nhân có triệu chứng kéo dài hoặc mắc các bệnh lý nền như đái tháo đường, viêm khớp dạng thấp.
Ngoài ra, triệu chứng có thể tái phát trong một số trường hợp. Phương pháp này có một số rủi ro nhỏ như đổi màu da, giảm sắc tố hoặc nhiễm trùng. Vì vậy, người bệnh nên lựa chọn các cơ sở y tế uy tín để đảm bảo an toàn.
Phương pháp phẫu thuật sẽ cắt ròng rọc A1. Đây được xem là tiêu chuẩn vàng trong điều trị hội chứng ngón tay bật. Phẫu thuật này được chỉ định khi:
Phẫu thuật cắt ròng rọc A1 là thủ thuật đơn giản, diễn ra trong 20 - 30 phút và thường không cần nằm viện. Phương pháp này giúp loại bỏ hoàn toàn triệu chứng và phục hồi chức năng vận động của ngón tay.
Như vậy bạn đã biết được ngón tay giữa bên trái không bật lên có nguy hiểm không. Để bảo vệ sức khỏe đôi tay, hãy lắng nghe cơ thể và tìm đến sự hỗ trợ của các chuyên gia y tế nếu có dấu hiệu bất thường. Quan tâm và chăm sóc kịp thời sẽ giúp đôi tay bạn luôn khỏe mạnh và linh hoạt.
Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy
Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.