Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
U ở ngón tay có thể là dấu hiệu của một số bệnh xương khớp. Hiểu rõ về tình trạng này cũng như nguyên nhân, cách chữa trị sẽ giúp chúng ta biết chăm sóc sức khỏe chủ động.
Khi thấy xuất hiện u ở ngón tay, một số người thờ ơ chủ quan trong khi cũng có những người lo lắng thái quá. Nếu không hiểu rõ đây là dấu hiệu cảnh báo bệnh gì, nguyên nhân hình thành u và cách chữa trị ra sao, bạn sẽ không thể biết mình cần làm gì để bảo vệ chức năng ngón tay của mình. Vì thế, hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu về tình trạng u cục ở ngón tay ngay bây giờ bạn nhé!
Xuất hiện u cục ở ngón tay có thể là dấu hiệu của các vấn đề liên quan đến xương khớp, rối loạn tự miễn dịch, viêm tại chỗ hay khối u, u cuộn mạch ở ngón tay,… U ở ngón tay có thể là triệu chứng cảnh báo một số bệnh nguy hiểm như:
Thoái hóa khớp là một bệnh lão hóa thường gặp ở người trong độ tuổi trung niên trở lên, nữ giới mắc bệnh nhiều hơn nam giới. Ban đầu, các triệu chứng thoái hóa chưa rõ rệt. Người bệnh có thể cảm nhận được những cơn đau nhức, tê cứng khớp bình thường.
Khi khớp bị thoái hóa cấp tính, các triệu chứng xuất hiện đột ngột với mức độ đau gia tăng kèm tình trạng sưng đỏ ở các khớp. Khi thoái hóa phát triển đến giai đoạn mãn tính, sụn khớp và xương dưới sụn bị tổn thương. Lúc này các u cục xuất hiện ở khớp ngón tay và gây đau khớp ngón tay kéo dài. Các gai xương xuất hiện cũng khiến các khớp khó cử động.
Bệnh viêm khớp dạng thấp cũng gây triệu chứng sưng u ở khớp kèm tấy đỏ bà đau khớp. Ban đầu, các triệu chứng bệnh khá mờ nhạt. Đến giai đoạn mãn tính các u cục mới xuất hiện. Ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp, các khớp ở tay bị nóng và tấy đỏ. Người bệnh có thể quan sát thấy hiện tượng bong tróc hoặc da chuyển màu tím đỏ nếu có nhiễm trùng.
Khớp ngón tay của người bệnh bị cứng, khó cử động, đau nhức thường xuyên, cầm nắm đồ vật khó khăn. Cảm giác đau xuất hiện khá đột ngột và lặp lại thường xuyên. Các cơn đau sẽ trầm trọng hơn vào ban đêm hoặc khi thời tiết trở lạnh.
U ở ngón tay cũng có thể là u nang hạch - một dạng khối u lành tính và không tiến triển thành ác tính. U nang hạch xuất hiện quanh các khớp ngón tay hoặc cổ tay. Khối u hình tròn, lồi lên trên bề mặt da, kích thước không lớn. Chúng không gây đau nhưng vì nằm trên khớp xương, cản trở gân, mạch máu, dây thần kinh nên có thể khiến người bệnh bị tê tay, yếu cơ hoặc đau khi chèn vào dây thần kinh.
Một số trường hợp u nang tự biến mất sau một thời gian nhưng cũng có khi u nang lớn ảnh hưởng đến hoạt động của ngón tay cần can thiệp y tế. Tùy trường hợp, bác sĩ có thể chỉ định dẫn lưu u nang hoặc cắt bỏ u nang. Nếu không cẩn thận để u bị vỡ có thể gây nhiễm trùng ngón tay rất nguy hiểm.
U nang biểu bì mô cũng là một dạng u da lành tính ở ngón tay. Thành phần chủ yếu của loại u nang này là keratin. Ngoài ngón tay, chúng có thể xuất hiện ở đầu, cổ, lưng,… Chúng nằm ngay dưới da, nổi lên rất rõ, thường có màu vàng hoặc trứng. Dù không gây nguy hiểm nhưng nếu kích thước u quá lớn có thể gây bất tiện trong sinh hoạt và chèn ép các cơ quan lân cận. Nếu sau điều trị, u nang không teo nhỏ, người bệnh cần phẫu thuật loại bỏ khối u.
U ở ngón tay có dung thư hiếm khi xảy ra. Khi thấy ở ngón tay xuất hiện các u cục kèm triệu chứng đau nhức, bầm tím, tụ máu, sốt cao, sụt cân nhanh chóng,… người bệnh có thể nghi ngờ về một dạng u ác tính. Các khối u ác tính thường phát triển nhanh chóng về kích thước và thường có hình dáng bất thường.
U xuất hiện ở các khớp ngón tay đôi khi là dấu hiệu của bệnh gout ở tay. Gout là bệnh viêm khớp xảy ra chủ yếu ở độ tuổi trung niên và nam giới có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nữ giới. Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại, đối tượng người bị gout có xu hướng trẻ hóa do ăn uống không khoa học.
Khi bị gout mãn tính, ở các khớp chân, khớp tay của người bệnh sẽ nổi u cục. U cục ở khớp ngón tay có thể khiến ngón tay bị biến dạng trầm trọng. U cục cũng làm ảnh hưởng đến khả năng vận động của ngón. Tại các u cục cũng có cảm giác đau nhức.
U nang bao hoạt dịch ngón tay hình thành khi có hiện tượng thoát dịch ở các khớp ngón tay. Dù đây là dạng u lành tính, nhưng khi phát triển lớn chúng sẽ ảnh hưởng đến khả năng vận động của ngón tay và gây cứng khớp ngón tay.
Khi u nang chèn lên các dây thần kinh ở ngón tay, nó có thể gây đau hoặc cảm giác tê ngứa. Chất dịch nếu bị nhiễm trùng có thể gây viêm khớp, nhiễm khuẩn khớp. Trong một số trường hợp, u nang hoạt dịch tự biến mất nhưng cũng có khi cần xử lý y tế.
Khi màng hoạt dịch và các mô quanh khớp ngón tay bị nhiễm khuẩn sẽ gây ra tình trạng viêm khớp nhiễm khuẩn. Nguyên nhân gây bệnh là do vi khuẩn từ bên ngoài xâm nhập vào các khớp qua vết thương. Vi khuẩn cũng có thể di chuyển từ các vị trí nhiễm trùng khác trên bàn tay đến các khớp ngón tay. Bệnh có thể khiến khớp bàn tay bị nổi u cục và tổn thương vĩnh viễn nếu không được điều trị sớm.
U ở ngón tay có thể do các gân bị kích ứng dẫn đến sưng và viêm. Viêm gân thường xảy ra ở gân gấp - gân điều khiển hoạt động co gấp của ngón tay và nằm ở phía trong ngón tay. Viêm gân gấp sẽ gây u cục ở mặt trong của ngón tay. Tình trạng viêm có thể diễn ra ở một hoặc nhiều gân khác nhau.
Các chấn thương ở ngón tay gây ra do tai nạn giao thông, tai nạn lao động, tập luyện thể thao,… cũng có thể khiến gân, khớp ngón tay bị ảnh hưởng. Lâu ngày, các tổn thương ở gân và khớp tạo thành u cục, có thể tồn tại vĩnh viễn hoặc mất đi khi chấn thương được điều trị khỏi hoàn toàn.
Để chắc chắn u ở ngón tay là lành tính hay do bệnh lý, bạn nên đi khám chuyên khoa. Thông qua các xét nghiệm và kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh, bác sĩ có thể xác định được chính xác nguyên nhân gây u và chỉ định cách điều trị phù hợp. Nếu để quá lâu, u cục gây đau đớn, phát triển nhanh về kích thước, quá trình điều trị có thể kéo dài và phức tạp hơn rất nhiều.
Xem thêm:
Bị nổi hạch ở tay cảnh báo bệnh gì?
Nổi cục ở mu bàn tay là gì? Nguyên nhân và cách điều trị ra sao?
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.