Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Bồng nga truật là cây gì? Công dụng chữa bệnh và một số bài thuốc hay

Ngày 26/07/2021
Kích thước chữ

​​​​​​​Cây bồng nga truật còn được dân gian biết đến với tên gọi là cây nghệ đen, có tác dụng hành khí, phá huyết tiêu thực, chữa bệnh đau bụng kinh và rất tốt cho hệ tiêu hóa. Bên cạnh công dụng trên, Bồng nga truật cũng đang được nghiên cứu với kỳ vọng giúp điều trị Covid-19.

Không chỉ là vị thuốc Đông y được sử dụng từ lâu, Bồng nga truật còn được ứng dụng sử dụng nhiều trong nền y học hiện đại. Cùng theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ về các công dụng tuyệt vời của loại cây này nhé. 

Bồng nga truật là cây gì?

Cây bồng nga truật là một loại thuốc được sử dụng trong cả Tây y và Đông Y. Tại Việt Nam, cây còn được gọi với cái tên khác là ngải tím, tam nại, bồng truật hay nghệ đen. Nga truật có tên khoa học là Curcuma zedoaria (Berg.) Rosc. thuộc họ Gừng (Zingiberaceae).

Đây là cây thân thảo với chiều cao từ 80-150cm. Cây thuộc hệ thân rễ, hình nón, có củ. Lá mọc ở gốc cây, hình bẹ dài và dài khoảng 60cm.

Bộ phận thường dùng cho việc làm thuốc là phần thân rễ và phần củ, nên thu hoạch vào mùa đông vào khoảng tháng 12 - tháng 3 năm sau. Sau đó rửa sạch, thái lát rồi phơi khô để tiện cho việc bảo quản và sử dụng về sau. Khi sử dụng chỉ cần tẩm giấm một đêm rồi sao qua là dùng được. 

Cây này thường được mọc hoang ở các vùng đồi núi và trung du, nhất là Hà Giang, Lai Châu, Tuyên Quang, Sơn La, Cao Bằng… và còn mọc ở các nước nhiệt đới khác.

Chú ý phân biệt củ rễ của cây Nga truật gọi là Nga linh hay Uất kim cũng là một vị thuốc được sử dụng nhiều trong đông y, nhưng có tác dụng khác nhau.

Cây thuộc thân thảo được mọc nhiều ở vùng núi 

Công dụng từ cây Bồng nga truật

Các dược liệu từ thiên nhiên thường có những công dụng tuyệt vời trong y học mà nhiều người chưa biết, cây bồng nga truật cũng vậy. Với những đặc điểm và thành phần trên giúp cho cây có tác dụng hành khí, phá huyết, ổn định hệ tiêu hóa

Theo y học cổ truyền: Với vị đắng, tính ôn, vào kinh can, cây này có tác dụng hoạt huyết phá ứ, hành khí giảm đau, được dùng nhiều trong trường hợp đau tức vùng ngực, đau bụng kinh, ăn không tiêu, các chấn thương bị bầm.

Theo y học hiện đại: Theo nghiên cứu, cây này còn có tác dụng tăng cường sự bài tiết, kích thích hệ tiêu hóa. Do đó, nhiều người trước khi ăn thường lấy một muỗng cà phê nghệ đen hòa với nước uống để ăn ngon miệng hơn.

Có tác dụng hành phí, phá huyết, ổn định hệ tiêu hóa

Một số công dụng cụ thể của cây bồng nga truật như:

  • Sử dụng nga truật trong điều trị bệnh viêm loét dạ dày, có tác dụng trong việc tăng bài tiết dịch mật
  • Hỗ trợ, kích thích hệ tiêu hóa: Dược liệu này cho thấy có tác dụng kích thích đường tiêu hóa, giúp cải thiện tình trạng đầy hơi, không tiêu hóa thức ăn.
  • Tích huyết, hành kinh máu đông thành cục, chữa ho hiệu quả.
  • Ức chế và phá vỡ các tế bào ung thư gan và có tính kháng khuẩn nhờ vào tinh dầu của cây bồng nga truật.
  • Cao cồn từ vị nga truật có thể được dùng để ngừa thai.

Bên cạnh các công dụng quen thuộc được ứng dụng rộng rãi trên. Hiện nay, đã có thông tin Bộ Y tế Thái Lan nghiên cứu khả năng sử dụng Bồng nga truật với kỳ vọng giúp điều trị Covid-19.

Lúc này, Bộ Y tế Thái Lan đang cộng tác cùng Đại học Mahidol để tiến hành thử nghiệm hai chiết xuất từ bồng nga truật là Pinostrobin và Pandulatin A để điều chế thuốc chữa Covid-19.

Một số bài thuốc chữa bệnh từ cây Bồng nga truật

Bài thuốc chữa khí huyết và đau lưng ở phụ nữ:

  • Chuẩn bị: Nga truật và Can tất với lượng bằng nhau.
  • Cách làm: Tán thành bột, mỗi lần dùng 6g uống với rượu.

Bài thuốc trị ọc sữa ở trẻ:

  • Chuẩn bị: 1 ít muối và 1 ít Nga truật.
  • Cách làm: Đem nấu với nước, rồi vớt bỏ bã, cho một ít Ngưu hoàng vào uống cùng.

Bài thuốc trị ăn không tiêu:

  • Chuẩn bị: Nga truật, Nhân sâm, Quất bì, Súc sa mật, Kinh tam lăng, Nhục đậu khấu, Thanh bì, Mạch bá, Mộc hương bằng lượng nhau từ 6 đến 10g.
  • Cách làm: Đem các dược liệu trên sắc, mỗi ngày dùng 1 thang và chia làm 3 lần.

Bài thuốc trị bệnh huyết tích và bế kinh:

  • Chuẩn bị: Nga truật, nghệ vàng, nghệ trắng với lượng bằng nhau.
  • Cách làm: Sắc với nhau rồi uống.

Bài thuốc trị tắt kinh, kinh nguyệt không đều:

  • Chuẩn bị: 10g Bạch chỉ và Bạch thược, 5g Xuyên khung, 10g Thục địa và 8g Nga truật.
  • Thực hiện: Tán các dược liệu trên thành bột mịn, sau đó mỗi lần dùng 10g để uống cùng với nước muối nhạt.
  • Liều dùng: 3 lần/ngày.

Bài thuốc chữa dạ dày hiệu quả:

  • Chuẩn bị: Mật ong nguyên chất, Sài hồ sao vàng 200g, Trúc diệp 200g, 300g Ô tặc và 1kg Nga truật.
  • Cách làm: Tán các dược liệu trên thành bột, rồi trộn đều với mật ong thành viên hoàn.
  • Liều dùng: 20g/lần, 2 lần/ngày trước khi ăn 30 phút.

 Tây y dùng Nga truật trong đơn thuốc bổ giúp sống lâu:

  • Chuẩn bị: Lô hội 25g, Long đởm thảo 5g, Đại hoàng 2,5g, Nga truật 2,5g, Phan hồng hoa (Crocus sativus) 2,5g Polyporus officinalis 2,5g.
  • Cách làm: Các vị trên thái nhỏ ngâm trong 2l cồn 600, trong vòng 10 ngày. Lọc lấy rượu mà uống.
  • Liều dùng: Ngày uống 2 - 5ml rượu, nếu uống nhiều quá sẽ có tác dụng nhuận tràng.

Những lưu ý khi sử dụng dược liệu Nga truật

Với đặc tính hoạt huyết và phá huyết mạnh, khi dùng dược liệu Bồng nga truật bạn cần phải lưu ý những điều sau:

  • Đối với phụ nữ mang thai hoặc người hư yếu có tích, thì không nên dùng. Nếu dùng phải kết hợp với Nhân sâm và Bạch truật.
  • Nga truật mạnh hơn Tam lăng trong tác dụng hoạt huyết và phá huyết. Nên dùng chung với Tam lăng để tăng tác dụng.
  • Khi sử dụng Nga truật và kết hợp với việc sử dụng các loại thuốc chống đông máu thì bạn nên báo với bác sĩ, vì trong dược liệu nga truật đã có thành phần làm chậm quá trình đông máu. 
  • Đối với người bị bệnh rong kinh, không nên dùng nga truật.
  • Dùng đúng liều lượng yêu cầu, nếu dùng quá nhiều có thể gây ra nhiều tác dụng phụ như rối loạn chuyển hóa, buồn nôn hoặc tiêu chảy.

Những lưu ý khi sử dụng dược liệu bồng nga truật

Trên đây là thông tin liên quan đến dược liệu bồng nga truật và những công dụng đáng ngờ mà bạn có thể chưa biết. Tuy nhiên, khi sử dụng bất kỳ dược liệu nào bạn cũng cần tuân thủ theo liều lượng quy định, không nên lạm dụng, để không gây ra các tác dụng phụ không mong muốn nhé.

Hoàng Trang

Nguồn tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTrần Huỳnh Minh Nhật

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin