Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Bướu cổ ăn kiêng gì để nhanh lành bệnh và không làm tình trạng bệnh nặng thêm là thắc mắc của rất nhiều người. Sau đây là một số thực phẩm không tốt cho bệnh nhân bướu cổ nên tránh.
Đối với bệnh nhân mắc bướu cổ, ngoài việc tuân thủ thực đơn thước do bác sĩ chỉ định thì chế độ ăn uống cũng rất quan trọng. Vậy bướu cổ ăn gì tốt, bướu cổ ăn kiêng gì để nhanh khỏi bệnh. Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Theo các bác sĩ và chuyên gia y tế, chế độ ăn uống hàng ngày có ảnh hưởng rất lớn đến tuyến giáp. Do đó các vấn đề xảy ra đối với tuyến giáp đa phần là do người bệnh ăn uống thiếu khoa học. Khi đó hàm lượng iot cần thiết cho sự vận hành của cơ quan này thiếu hụt dẫn đến bệnh bướu cổ.
Do đó bệnh nhân bướu cổ ăn kiêng gì rất quan trọng. Vì nếu xây dựng được chế độ ăn uống lành mạnh và duy trì thì sẽ góp phần rất lớn vào điều trị bướu cổ. Quá trình điều trị đạt kết quả cao hơn và hạn chế tối đa sự tái phát lại.
Dưới đây là những thực phẩm mà người bệnh bướu cổ nên kiêng ăn nếu muốn nhanh chóng đẩy lùi bệnh tật.
Một số loại rau họ cải điển hình như súp lơ, cải xanh, cải xoăn, cải bắp,… đều có chứa chất lưu huỳnh (hay còn gọi là chất glucosinolate). Khi bị phá vỡ hợp chất trên sẽ sinh ra isothiocyanates. Chất này lấy đi iod mà tuyến giáp cần để hoạt động. Không những thế isothiocyanates còn ngăn chặn sự hấp thu iod của cơ thể.
Nếu như vẫn muốn sử dụng các loại rau họ cải, bệnh nhân bướu cổ cần thái thật nhỏ rau và rửa sạch nhiều lần dưới vòi nước sạch. Như vậy có thể loại bỏ đi khoảng 75% chất isothiocyanates. Sau khi tiến hành luộc chín kỹ sẽ mất đến khoảng 95% isothiocyanates. Như vậy thì bạn có thể sử dụng an tâm hơn.
Hầu hết các loại đậu rất tốt cho người bị bệnh bướu cổ, ngoại trừ đậu nành. Chất Isoflavone trong sữa đậu nành sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến bệnh nhân bướu cổ. Cụ thể là gây cản tẹo sự hấp thụ iot tại tuyến giáp. Từ đó làm mất tác dụng của thuốc và khiến bệnh ngày càng khó điều trị, diễn biến nặng.
Đó là sắn (khoai mì), ngô (bắp), khoai lang, măng tây, đậu tương,… Bởi vì đây là những thực phẩm giàu Goitrogenic không tốt cho người bị bệnh bướu cổ. Cụ thể chúng làm ức chế các phản ứng quan trọng và hoạt động của tuyến giáp. Từ đó làm giảm chất lượng cả số lượng hormone tuyến giáp trong máu.
Vì những loại ngũ cốc này sẽ gây cản trở và làm ức chế quá trình hoạt động của tuyến giáp. Sử dụng thường xuyên dẫn đến bệnh ngày một nặng nề hơn. Vì vậy để nhanh chóng chữa khỏi bướu cổ, hãy hạn chế ăn ngũ cốc.
Mổ bướu cổ là một dạng phẫu thuật lớn sẽ kèm theo các di chứng và biến chứng về sau. Do đó khi mổ bướu cổ ăn kiêng gì được rất nhiều bệnh nhân đặt câu hỏi. Khi đã tiến hành phẫu thuật bệnh nhân hãy kiêng các thực phẩm sau đây: Đậu xanh, thịt gà, cà phê, trà xanh,… vì sẽ khiến vết mổ khó lành và để lại sẹo xấu.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, để tình trạng bệnh nhanh chóng hồi phục, bệnh nhân bướu cổ hãy bổ sung các thực phẩm sau đây vào bữa ăn hàng ngày.
Đây là hai thực phẩm này có chứa rất nhiều vitamin và canxi. Khi sử dụng chúng tốt cho hệ tiêu hóa, giúp người mắc bướu cổ có thể ăn uống ngon miệng hơn, tăng sức đề kháng chống lại bệnh tật. Do đó trong tủ lạnh của nhà có người bệnh bướu cổ luôn nên có sữa chua và pho mát.
Hãy thường xuyên ăn bí đỏ, cà rốt, rau diếp, cà chua,… vì đây là các loại thực phẩm giàu vitamin A, chất xơ và chất béo có lợi cho cơ thể. Nhưng hãy trọn mua tại các cơ sở uy tín và đảm bảo an toàn thực phẩm để đảm bảo sức khỏe cho gia đình mình.
Vitamin A có chức năng tổng hợp hormone ở tuyến giáp rất tốt. Trong khi đó vitamin A lại là thực phẩm cần thiết cho bệnh nhân bướu cổ vì giúp hạn chế, đẩy lùi tác nhân gây bệnh. Một số loại hải sản giàu vitamin A phải kể đến gồm: Cá thu, cá hồi, cá ngừ,… hãy thường xuyên bổ sung vào thực đơn.
Thực phẩm này giúp tăng cường hệ miễn dịch, chống suy giảm bạch cầu, bổ sung lượng iot, chống phóng xạ, kháng virus, kháng khuẩn, kháng nấm, chống độc… Từ đó thải trừ gốc tự do, thúc đẩy ngưng tập trung hồng cầu, chống ung thư. Ngoài ra còn làm mềm u rắn, tiêu đờm, lợi tiểu và tiết nhiệt.
Nguyên nhân sâu xa dẫn đến bướu cổ là do chế độ dinh dưỡng mất cân bằng dẫn đến thiếu iốt và gây nên bệnh. Do đó chỉ cần điều chỉnh lại chế độ ăn và tăng cường iot cho cơ thể là bệnh có cơ hội được chữa khỏi hoàn toàn.
Ngoài ra điều quan trọng nhất là giữ tinh thần thoải mái, lạc quan, lối sống khoa học tỉnh thức, chăm chỉ tập luyện thể dục thể thao, duy trì sự vui vẻ bệnh tật nào cũng sẽ qua.
Như vậy bài viết đã giúp bạn có câu trả lời cho thắc mắc "bướu cổ ăn kiêng gì?" Đây chỉ là thông tin mang tính tham khảo và gợi ý. Để quá trình điều trị bướu cổ đạt kết quả cao hãy tham khảo ý kiến từ phía chuyên gia và áp dụng theo từng giai đoạn bệnh, sử dụng thuốc và thực phẩm phù hợp với cơ địa bản thân. Chúc bạn luôn mạnh khỏe và bình an.
Nguyễn Khuyên
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy
Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.