Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Bướu cổ đơn thuần có nguy hiểm như chúng ta đã nghĩ?

Ngày 18/12/2018
Kích thước chữ

Bướu cổ đơn thuần (hay bướu cổ không độc) là tên gọi chung cho bướu cổ địa phương và bướu cổ tản phát mà nguyên nhân gây ra bướu cổ vẫn chưa được xác định. Bệnh thường gặp nhiều hơn ở nữ giới.

Bướu cổ đơn thuần (hay bướu cổ không độc) là tên gọi chung cho bướu cổ địa phương và bướu cổ tản phát mà nguyên nhân gây ra bướu cổ vẫn chưa được xác định. Bệnh thường gặp nhiều hơn ở nữ giới.

Bướu cổ đơn thuần là tên gọi để chỉ tình trạng sưng lên của tuyến giáp nhưng không phải do ung thư, viêm nhiễm gây nên như mọi người vẫn lo lắng. Tuyến giáp cũng không có dấu hiệu tăng hay giảm hoạt động mặc dù sự phì đại của tuyến giáp có thể chèn ép lên thanh quản thực phản gây các triệu chứng khó chịu cho người bệnh.

Nguyên nhân có thể gây bướu cổ đơn thuần

Nguyên nhân gây bướu cổ đơn thuần có thể xuất phát từ yếu tố nội sinh hay yếu tố ngoại sinh nhưng khó xác định được vì biểu hiện triệu chứng lâm sàng đều phản ánh các cơ chế sinh lý bệnh chung. Tuy nhiên, nguyên nhân điển hình gây bướu cổ đơn thuần có thể kể đến như:

  • Thiếu i-ốt trong khẩu phần ăn.
  • Sử dụng các loại thuốc hoặc thực phẩm ức chế hấp thu i-ốt.
  • Do rối loạn nội tiết tố nữ thường gặp trong các thời kỳ thiếu nữ dậy thì, phụ nữ có thai và phụ nữ trong giai đoạn tiền mãn kinh.
  • Sự bất thường trong tổng hợp nội tiết tố tuyến giáp.
  • Bị tiêu chảy kéo dài, mắc hội chứng thận hư làm giảm protein tải i-ốt.
Bướu cổ đơn thuần có nguy hiểm như chúng ta đã nghĩ? 1Bướu cổ đơn thuần do nhiều nguyên nhân gây ra.

Xác định triệu chứng - dễ dàng nhận dạng

Về việc tìm hiểu và nắm rõ các triệu chứng của bướu cổ đơn thuần sẽ giúp chúng ta dễ dàng nhận dạng bệnh để kịp thời thăm khám. Cụ thể, bạn có thể nhận biết bướu cổ đơn thuần thông qua các triệu chứng sau:

Đối với bướu cổ địa phương (hay còn gọi là bướu cổ dịch tễ):

Đây là tình trạng nhiều người cùng sinh sống trong một vùng đều bị bướu cổ. Chủ yếu ảnh hưởng đến trẻ em với các biểu hiện trẻ kém thông minh, gây chứng đần độn.

Đối với bướu cổ tản phát:

Thường do người bệnh tự sờ thấy, người xung quanh nhìn thấy có khối u ở giữa cổ hoặc khi đi khám tổng quát tại cơ sở y tế thì tình cờ phát hiện.

Trong trường hợp này, khi bạn sờ vào giữa cổ sẽ thấy:

  • Cục u không gây đau, có ranh giới rõ, không dính vào da, mềm hay chắc, u có thể di chuyển lên xuống theo nhịp nuốt.
  • Khi bướu to có thể chèn ép lên các bộ phận xung quanh:
    • Chèn ép vùng khí quản gây cản trở hô hấp;
    • Chèn ép vùng thực quản gây khó nuốt thức ăn;
    • Chèn ép dây thần kinh quặt ngược gây khó nói, nói khàn, nói hai giọng
    • Chèn ép tĩnh mạch chủ trên gây phù ở mặt, cổ, lồng ngực...
  • Đối với bướu cổ đơn thuần nhiều nhân sẽ thấy có nhiều khối tròn đường kính từ 0,5cm trở lên.

Bác sĩ sẽ giúp bạn chẩn đoán bướu cổ đơn thuần tốt nhất

Khi nghi ngờ mình có dấu hiệu của bướu cổ, bạn nên đến cơ sở y tế để được kiểm tra. Tại đây, bác sĩ sẽ khám lâm sàng, xem xét các triệu chứng và kết hợp với một vài xét nghiệm khi cần thiết để chẩn đoán bệnh tốt nhất.

Trên thực tế, nếu có các triệu chứng lâm sàng cộng với yếu tố dịch tễ (tức là tình trạng này gặp nhiều ở khu vực bạn sinh sống) thì đã có đủ điều kiện chẩn đoán bướu cổ đơn thuần. Nhưng nếu bạn nằm trong trường hợp bướu cổ lẻ tẻ thì việc tiến hành xét nghiệm chuyên sâu là điều cần thiết để chắc chắn hơn về tình trạng sức khỏe của bạn và loại trừ trường hợp bướu cổ ác tính.

Bướu cổ đơn thuần có nguy hiểm như chúng ta đã nghĩ? 2Siêu âm là một trong những phương pháp cần thiết giúp phát hiện bướu cổ.

Điều trị bướu cổ đơn thuần như thế nào?

Việc điều trị chủ yếu dựa vào nguyên nhân gây ra bướu cổ đơn thuần. Bên cạnh đó cũng cần phải bảo đảm các nguyên tắc để bình thường hóa nồng độ nội tiết tố của tuyến giáp mà không đòi hỏi tuyến giáp phải tăng hoạt động và phì đại ra.

Nếu nguyên nhân gây bướu cổ đơn thuần do thiếu i-ốt thì cung cấp i-ốt. Nếu không do thiếu i-ốt thì cung cấp thêm nội tiết tố tuyến giáp tổng hợp. Theo đó, trong trường hợp do thiếu i-ốt, điều trị bằng i-ốt hay nội tiết tố tuyến giáp sẽ làm cho tuyến nhỏ lại ít nhiều. Sự thay đổi kích thước còn tùy thuộc vào các yếu tố như thời gian bướu xuất hiện, kích thước bướu, độ xơ hóa của bướu... Trong trường hợp bướu cổ đơn thuần do nguyên nhân khác thì có thể giảm kích thước của tuyến giáp bằng levothyroxine.

Bướu cổ đơn thuần có nguy hiểm như chúng ta đã nghĩ? 3Bướu cổ đơn thuần có thể điều trị bằng thuốc để giảm kích thước của bướu.

Nên dè chừng với biến chứng do bướu cổ đơn thuần gây ra

Mặc dù không quá nguy hiểm như những loại bướu cổ khác nhưng bệnh vẫn có thể gây nên những biến chứng như:

  • Chảy máu trong bướu làm bướu to nhanh, gây đau và có dấu hiệu chèn ép cấp tính.
  • Cường giáp xảy ra ở loại bướu cổ có nhiều nhân, bướu cổ diễn biến lâu năm.
  • Basedow hóa phần tuyến bình thường xen kẽ giữa các nhân thường do cung cấp i-ốt quá nhiều.
  • Ung thư hóa sau một thời gian mắc bệnh bướu cổ.
  • Trường hợp phụ nữ mang thai bị bướu cổ do thiếu i-ốt có thể ảnh hưởng đến sự chậm phát triển về tinh thần và thể chất của thai nhi.

Phòng bệnh bướu cổ đơn thuần vẫn rất cần thiết

Việc phòng bệnh vẫn luôn phải đặt lên hàng đầu. Phòng bệnh bướu cổ đơn thuần được thực hiện tùy theo từng trường hợp. Bạn có thể bổ sung i-ốt thông qua bữa ăn hằng ngày. Việc bổ sung i-ốt là cực kỳ quan trọng, nhất là đối với trẻ em vì nó ảnh hưởng lớn đến quá trình phát triển về thể chất lẫn tinh thần của trẻ sau này.

Bướu cổ đơn thuần có nguy hiểm như chúng ta đã nghĩ? 4Bổ sung muối i-ốt hợp lý là biện pháp phòng bướu cổ hiệu quả.

Với những vùng có bệnh bướu cổ lưu hành thì việc chủ động phòng chống là vô cũng cần thiết bởi một người khi đến sống tại những vùng này khoảng từ 4 - 5 tháng là các yếu tố gây bướu cổ đơn thuần đã có thể tác động lên tuyến giáp và gây nên những triệu chứng đầu tiên của bướu cổ. Người dân sống trong vùng có nguy cơ cao thì ngoài việc phòng bướu cổ qua chế độ ăn uống còn có thể tăng cường i-ốt bằng đường uống, đường tiêm.

Để biết chính xác hàm lượng i-ốt mà cơ thể mình cần là bao nhiêu, phương pháp hấp thu i-ốt hiệu quả, bạn nên tham khảo sự tư vấn của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng.

Hoàng Minh

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTừ Vĩnh Khánh Tường

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Võ Trường Toản. Có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành Dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin