Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Các bệnh dị ứng ngoài da thường gặp ở cả trẻ em và người lớn, gây ảnh hưởng đến bề mặt da và sức khỏe. Có thể không quá nguy hiểm nếu xác định đúng nguyên nhân và có biện pháp điều trị phù hợp.
Dị ứng ngoài da là một trong các bệnh liên quan đến dị ứng thường gặp nhất hiện nay, xảy ra khi cơ thể tiếp xúc với chất lạ (dị nguyên). Khi đó, hệ thống miễn dịch sẽ có phản ứng đặc dị như da nổi mẩn ngứa, mề đay, ban đỏ, hắt hơi, sổ mũi, khó thở, giãn tĩnh mạch, tuột huyết áp,… Các chất lạ (dị nguyên) có thể là bụi, phấn hoa, thực phẩm, côn trùng, các loại hóa chất,….
Vị trí trên da có thể xuất hiện dị ứng: mặt, thân mình, da đầu, tay, chân hoặc nhiều vị trí khác trên da.
Da có nhiệm vụ bảo vệ cơ thể tránh khỏi những tác nhân gây hại từ môi trường bên ngoài và giữ độ ẩm lại ở bên trong. Đôi khi, hệ thống phòng vệ tự nhiên bị suy yếu gây ảnh hưởng đến khả năng bảo vệ của da, khiến nhạy cảm và dễ dàng có kích ứng lại với các tác nhân từ môi trường bên ngoài (dị nguyên).
Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên các bệnh dị ứng ngoài da, dưới đây là những nguyên nhân chủ yếu mà bạn nên biết:
Môi trường sống: Sự thay đổi đột ngột của môi trường sống làm da không kịp thích nghi dẫn đến khô da, môi trường sống bị ô nhiễm, thời tiết quá nóng hoặc quá lạnh,… chính là nguyên nhân dễ làm da bị dị ứng.
Hóa chất: tiếp xúc với các hóa chất độc hại có trong môi trường sống hoặc các sản phẩm làm đẹp không rõ nguồn gốc, kém chất lượng cũng có thể gây ra tình trạng dị ứng da.
Thự phẩm: dị ứng da do thực phẩm là nguyên nhân thường gặp nhất hiện nay. Tình trạng này cũng ngày càng trở nên phổ biến hơn vì có nhiều người rất dễ bị kishc ứng với nhiều loại thực phẩm như hải sản, thịt bò, thịt gà,…..
Sử dụng thuốc: một số loại thuốc kháng sinh, thuốc chữa bệnh có các thành phần như aspirin, penixilin, sulfamid được biết đến là các nguyên nhân gây nên tình trạng dị ứng da.
Do các loại thuốc tây: Sulfamid, aspirin, penixilin.
Cây cỏ, một số loại côn trùng có lông, bụi bẩn, phấn hoa cũng có thể là nguyên nhân làm da bạn dị ứng.
Các dị nguyên này xâm nhập vào cơ thể người gây bệnh chủ yếu do tiếp xúc trực tiếp hoặc theo các đường như hô hấp (do hít phải), đường tiêu hóa (trong ăn uống) và đường máu (do tiêm chích).
Dựa theo biểu hiện cũng như nguyên nhân, các bệnh dị ứng ngoài da được chia thành 2 loại: dị ứng da thể cấp tính và dị ứng da thể mãn tính.
Dị ứng da thể cấp tính: các bệnh dị ứng da thuộc thể cấp phụ thuộc vào cơ địa của từng người, xảy ra ăn phải các thực phẩm không tươi, hải sản không vệ sinh, uống rượu bia, bệnh cảm, phong hàn, hút thuốc lá,…
Dị ứng da thể mãn tính: các bệnh này có nguyên nhân chủ yếu là do hệ gan bị suy yếu hoặc không khỏe, có ký sinh trùng ở ruột, bị viêm thận, viêm gan hoặc kinh nguyệt không đều.
Các bệnh dị ứng ngoài da có thể nhận biết bằng một số biểu hiện sau:
Như vậy các bệnh dị ứng ngoài da là tình trạng cơ thể có những phản ứng đặc dị khi tiếp xúc với dị nguyên. Bệnh này có nhiều nguyên nhân khác nhau và dễ nhận biết bằng một số biểu hiện cụ thể. Xác định đúng nguyên nhân là cách tốt nhất để có biện pháp điều trị phù hợp bạn nhé!
Thủy Nguyễn
Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.