Dị ứng Polyester là gì? Điều trị và cách phòng ngừa như thế nào?
Ngày 20/12/2024
Kích thước chữ
Mặc định
Lớn hơn
Chất liệu polyester ngày càng phổ biến nhờ tính bền bỉ, dễ bảo quản và giá thành hợp lý. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết rằng loại vải này có thể gây ra các phản ứng dị ứng khó chịu cho một số người. Vậy dị ứng polyester là gì?
Dị ứng polyester là một tình trạng khá phổ biến nhưng mức độ ảnh hưởng có thể khác biệt tùy thuộc vào từng cá nhân. Những người mắc phải thường gặp khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày do các triệu chứng như hắt hơi, phát ban, ngứa ngáy và sưng đỏ. Vì vậy, việc chủ động phòng ngừa và điều trị kịp thời là rất quan trọng để giảm thiểu những tác động tiêu cực mà bệnh lý này gây ra.
Dị ứng polyester là gì ?
Dị ứng polyester còn gọi là viêm da tiếp xúc hoặc viêm da dị ứng do vải dệt may. Đây là phản ứng xảy ra khi cơ thể phản ứng với chất liệu vải. Các sợi dệt cùng với hóa chất xử lý như bột giặt hay thuốc nhuộm có thể gây kích ứng hoặc làm da ngứa ngáy. Thêm vào đó, mồ hôi hoặc lông thú bám trên vải cũng có thể dẫn đến các phản ứng dị ứng.
Các dạng dị ứng với polyester bao gồm:
Viêm da tiếp xúc kích ứng: Đây là tình trạng thường gặp nhất với các triệu chứng viêm da xuất hiện ngay sau khi tiếp xúc trong thời gian ngắn.
Viêm da tiếp xúc dị ứng: Đây là phản ứng của hệ miễn dịch, thường biểu hiện trên da sau vài ngày tiếp xúc thay vì xảy ra ngay lập tức.
Dị ứng vải polyester có triệu chứng gì?
Dấu hiệu dị ứng polyester thường giống với nhiều dạng dị ứng tiếp xúc khác, chủ yếu biểu hiện qua bề mặt da. Nếu nghi ngờ bị dị ứng với vải polyester, bạn nên chú ý đến các triệu chứng sau đây:
Nếu bạn nghi ngờ mình bị dị ứng polyester, hãy trao đổi chi tiết triệu chứng với bác sĩ. Một số loại thuốc không kê toa có thể giúp giảm triệu chứng, bao gồm:
Trước khi sử dụng thuốc hoặc kem bôi, bạn nên thực hiện các bước sau đây để giảm tình trạng kích ứng:
Rửa sạch vùng da bị dị ứng: Sử dụng xà phòng nhẹ và nước ấm để loại bỏ các chất kích ứng còn sót lại.
Chườm khăn ướt lên vùng da tổn thương: Điều này giúp làm dịu da và giảm mẩn đỏ.
Rửa tay sạch sẽ trước và sau khi bôi thuốc: Đảm bảo vệ sinh để ngăn ngừa nhiễm trùng.
Phòng ngừa dị ứng với polyester
Nếu bạn nhận thấy polyester là nguyên nhân gây dị ứng, cách tốt nhất để xử lý là tránh tiếp xúc với chất liệu này. Tuy nhiên, điều này có thể khá khó khăn do polyester được sử dụng phổ biến trong nhiều loại sản phẩm.
Nếu không thể tránh hoàn toàn, bạn nên giảm tối đa thời gian tiếp xúc với vải polyester vì thời gian tiếp xúc càng lâu, phản ứng dị ứng sẽ càng nghiêm trọng. Để phòng tránh các triệu chứng dị ứng, bạn nên kiểm tra kỹ nhãn thành phần trên các sản phẩm vải trước khi mua. Hạn chế sử dụng các sản phẩm làm từ vải polyester như:
Quần áo (áo sơ mi, quần kaki, đồ tập thể dục, đồ ngủ).
Ga trải giường hoặc thảm.
Đồ chơi có lông thú hoặc sợi tổng hợp.
Để ngăn tình trạng dị ứng trở nên nặng hơn, bạn có thể áp dụng các biện pháp sau đây:
Sử dụng kem dưỡng ẩm bảo vệ da: Loại kem này giúp tái tạo hàng rào bảo vệ da và giảm nguy cơ kích ứng.
Không gãi vùng da bị tổn thương: Việc gãi có thể làm lây lan phát ban hoặc gây nhiễm trùng.
Tránh mặc quần áo bó sát: Điều này giúp giảm ma sát và hạn chế sự tiếp xúc trực tiếp với vải polyester.
Nếu bạn lo lắng về phản ứng dị ứng với polyester, hãy cân nhắc lựa chọn những loại vải khác thay thế như:
Vải cotton;
Vải thun;
Vải lụa;
Vải lanh;
Vải len (đặc biệt phù hợp cho các vật liệu như thảm);
Vải jean;
Các loại sợi tự nhiên khác.
Dị ứng polyester tuy không phải là tình trạng nguy hiểm đến tính mạng nhưng những triệu chứng mà nó gây ra có thể ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Việc nhận biết sớm các dấu hiệu dị ứng, phòng tránh và sử dụng các phương pháp điều trị phù hợp sẽ giúp giảm thiểu các phản ứng không mong muốn.
Có thể bạn quan tâm
Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm
Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.