Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Thời gian ngủ trung bình của một đứa trẻ sơ sinh là khoảng 16-20 tiếng mỗi ngày, có những bé ngủ li bì 4-5 tiếng mà chẳng chịu dậy ăn uống hay chơi bời. Vậy có nên đánh thức trẻ sơ sinh dậy khi bé ngủ liên tục như vậy không?
Trẻ sơ sinh dành rất nhiều thời gian trong ngày để ngủ nên đôi khi sẽ quên dậy ăn uống và người mẹ cần phải gọi dậy để nạp lượng cho trẻ. Vậy cách đánh thức trẻ sơ sinh dậy thế nào mới đúng và chuẩn cách? Mời các bậc phụ huynh theo dõi vấn đề này qua bài viết dưới đây nhé.
Các mẹ chắc hẳn đều biết rằng giấc ngủ của trẻ sơ sinh rất quan trọng với sự phát triển toàn diện của con, tuy nhiên việc cho con ngủ quá nhiều lại không hẳn là điều tốt mà mẹ nên cho con ngủ đủ giấc, ngủ đúng cữ, đồng thời cũng phải biết cách đánh thức trẻ sơ sinh dậy chơi đúng cách. Dưới đây là một số khung thời gian ngủ bình thường cho các bé theo từng tháng tuổi:
Hầu hết khoảng thời gian trẻ sơ sinh ngủ sẽ rơi vào khoảng 30-45 phút hoặc 3-4 giờ. Trong vài tuần đầu sau khi sinh, trẻ sẽ dậy bú, sau đó lại nhanh chóng chìm vào giấc ngủ và thay đổi thói quen này cho đến khi được 6 tháng tuổi. Khi lớn hơn 6 tháng tuổi thì trẻ sẽ ngủ theo lịch trình cố định.
Trẻ sơ sinh có thói quen ngủ nhiều là chuyện bình thường nhưng nếu trẻ ngủ li bì và không chịu dậy bú kèm theo nhiều biểu hiện lạ khác nhau thì có thể là do trẻ đang mắc phải một số nguyên nhân về sức khỏe như:
Với phương pháp này, cha mẹ nên bật những bản nhạc có tiết tấu nhẹ nhàng, nhịp điệu chậm rãi, tránh bật những bài nhạc mạnh, tiếu tấu quá nhanh hoặc quá ồn sẽ làm ảnh hưởng không tốt đến thần kinh và thính lực của con. Đầu tiên, cha mẹ nên bật nhạc với âm lượng nhỏ, sau đó mới dần dần tăng lên theo mức vừa phải, tránh bật quá to làm con giật mình và khóc quấy.
Trẻ nhỏ sẽ cảm thấy rất dễ chịu khi thức giấc nếu được cha mẹ gọi dậy âu yếm, thủ thỉ, vừa xoa lưng, xoa tay chân rồi vuốt tóc nhẹ nhàng đầy tình yêu thương. Không chỉ vậy, những hành động này của cha mẹ còn giúp trấn an con rất tốt mỗi khi bé cảm thấy khó chịu trong người.
Mắt của trẻ sơ sinh dễ bị kích thích với ánh sáng nên cha mẹ có thể áp dụng phương pháp này để đánh thức con dậy. Tuy nhiên, cha mẹ không nên sử dụng đèn quá chói hay đột ngột kéo rèm ra vì sẽ làm hại cho đôi mắt của bé khi gặp phải ánh sáng mạnh.
Trẻ sơ sinh sẽ cảm thấy thoải mái và ngủ ngon hơn khi phòng đủ mát, và con cũng rất dễ tỉnh dậy nếu như nhiệt độ trong phòng quá nóng. Khi con muốn dậy, cha mẹ có thể thử tắt điều hòa và chỉnh cho mức quạt bé hơn nhé.
Cha mẹ có thể sử dụng một chiếc khăn mặt mềm và ẩm, sau đó lau mặt cho con thật nhẹ nhàng để bé từ từ tỉnh giấc.
Đối với những bé sử dụng quấn hoặc túi ngủ khi đi ngủ thì bé sẽ rất dễ tỉnh giấc khi cha mẹ cởi bỏ các lớp “áo giáp” bên ngoài này. Còn đối với những bé không sử dụng quấn và mặc nhiều quần áo thì cha mẹ có thể gọi bé dậy bằng cách cởi bớt đồ của con.
Khi được cha mẹ thực hiện các hành động thay bỉm như chạm vào người, thóa bỉm cũ, làm sạch khu vực đóng bỉm, mặc bỉm mới,... thì chắc chắn bé sẽ thức dậy và khó có thể ngủ tiếp được. Với phương pháp này, cha mẹ có thể đặt giờ thay bỉm cho con vào mỗi khi con thức giấc, vừa đơn giản tiện lợi lại vừa có thể gọi được con dậy.
Như vậy, nếu như trẻ sơ sinh ngủ nhiều không chịu thức dậy đồng thời không hề kèm theo các dấu hiệu đáng ngờ khác thì cha mẹ cũng không cần phải lo lắng quá nhé. Trong trường hợp xuất hiện những dấu hiệu bất thường thì cha mẹ không nên chủ quan mà hãy đưa bé đến gặp bác sĩ ngay lập tức để được thăm khám và chữa trị kịp thời.
Tạ Quỳnh
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.