Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Trẻ suy dinh dưỡng có nhiều dạng khác nhau nhưng tất cả để lại ảnh hưởng xấu đến khả năng phát triển toàn diện ở bé. Hãy cùng tìm hiểu các dạng suy dinh dưỡng để ngăn ngừa kịp thời tình trạng xấu gây nguy hiểm đến sự phát triển của trẻ ở tương lai.
Các dạng suy dinh dưỡng được chia làm 3 cấp độ:
Cân nặng còn 60-70 % so với cân nặng tiêu chuẩn.
Mất lớp mỡ dưới da bụng, mông, chi
Có rối loạn tiêu hóa từng đợt
Biếng ăn, chán ăn, ăn kém
Ở dạng suy dinh dưỡng nặng này trẻ thường có những hình thái khác nhau. Chúng được chia làm các thể khác nhau. Bệnh thường gặp chủ yếu ở 3 thể: thể teo đét, thể phù và thể phối hợp.
Thể teo đét:
Trẻ suy dinh dưỡng ở thể này có nguyên nhân chủ yếu là do cung cấp thiếu protein năng lượng. Cân nặng còn dưới 60% trọng lượng của trẻ bình thường (dưới - 4SD). Trẻ gầy đét, mất toàn bộ lớp mỡ dưới da, da nhăn nheo trông giống như ông cụ, liên tục gặp phải tình trạng rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy. Trẻ mất nước nhiều, mệt mỏi, ủ rũ, hoạt động kém, buồn bực quấy khóc. Cơ nhẽo gây nguy cơ đến giảm phát triển về vận động.
Thể phù:
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến trẻ bị mắc suy dinh dưỡng thể phù là do khả năng hấp thụ thiếu nhiều protid. Lúc này cân nặng của trẻ chỉ còn khoảng 60-80% trọng lượng theo tiêu chuẩn. Biểu hiện suy dinh dưỡng thể phù là mặt bệnh nhân tròn trịa nhưng chân tay khẳng khiu hoặc 2 chân phù hay phù toàn thân, trương lực cơ yếu, rối loạn sắc tố da xuất hiện nhiều mảng sắc tố trên da, thiếu máu, gan to và thoái hóa mỡ, giảm đạm máu. Ban đầu là những dấu hiệu phù mặt, mí mắt, chân tay…rồi dần tiến đến phù thũng toàn thân khiến người nhìn vào có cảm giác béo, bụ bẫm
Ngay từ đầu bệnh không có những triệu chứng điển hình khiến không ít các bà mẹ không để tâm đến. Do vậy những trẻ suy dinh dưỡng khi đưa vào cơ sở y tế thường trong tình trạng khá nặng. Thể này rất nguy hiểm bởi tính chất khó điều trị, khả năng tử vong là khá cao. Bên cạnh đó còn có một vài đặc điểm nhận biết trẻ đang suy dinh dưỡng ở thể phù như tóc thưa dễ rụng, dễ gãy, màu hung đỏ, móng tay mềm, dễ gãy. Đường tiêu hóa kém, rối loạn, tiêu chảy, phân lỏng nát có nhày trắng…
Thể phối hợp:
Bệnh suy dinh dưỡng ở trẻ em thể phối hợp là dạng kết hợp giữa suy dinh dưỡng thể teo đét và thể phù, nguyên nhân là do trẻ bị thiếu protein năng lượng và thiếu protid. Cân nặng của bé chỉ còn khoảng dưới 60% trọng lượng của trẻ bình thường . Trẻ bị phù, nhưng cơ thể lại gầy đét: người gầy đét, da bọc xương, má tóp nhưng lại phù ở mu bàn chân và có thể có mảng sắc tố.
Trên đây là các dạng suy dinh dưỡng mà các ông bố bà mẹ cần tìm hiểu đến. Tuy nhiên dù ở dạng nào hay thể nào thì bệnh cũng gây ảnh hưởng ít nhiều đến sự phát triển sau này lớn lên của bé. Hi vọng bạn có thể chữa trị cho con bạn kịp thời đề phòng những biến chứng xấu xảy ra.
Thanh Hiền
Dược sĩ Đại họcTrần Thị Dương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.