Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
U tế bào mầm là căn bệnh hiếm gặp nhưng vô cùng nguy hiểm đối với trẻ em, có khả năng phát triển rất nhanh với 2 giai đoạn chính, được nêu ra trong bài viết dưới đây.
Mỗi căn bệnh đều được các chuyên gia y tế chia thành nhiều giai đoạn với mục đích là xác định vị trí của khối u, khả năng lan rộng và sự ảnh hưởng của nó đến các cơ quan khác trong cơ thể. Việc hiểu biết rõ về giai đoạn ung thư giúp đội ngũ y bác sĩ quyết định phương pháp điều trị tốt nhất và giúp tiên lượng bệnh và cơ hội hồi phục cho bệnh nhân. Bởi vậy, có nhiều cách mô tả giai đoạn khác nhau cho mỗi loại bệnh ung thư.
Việc phân loại các giai đoạn của u tế bào mầm ở trẻ em sẽ dựa trên kết quả của các xét nghiệm như: Khám lâm sàng, chụp CT và MRI. Khi có được các kết quả này, các bác sĩ sẽ tiến hành phân loại theo mô bệnh học, dựa trên kết quả thu được trong quá trình phẫu thuật, cộng với kết quả xét nghiệm của mô bị cắt bỏ trong khi phẫu thuật. Việc phân chia giai đoạn bệnh tạo nên sự thống nhất trong mô tả ung thư giúp đội ngũ bác sĩ có thể làm việc với nhau để xây dựng kế hoạch điều trị tốt nhất.
Do đó, dựa vào việc bệnh nhân đã phẫu thuật hay chưa, người ta chia u tế bào mầm thành 2 loại như sau:
U tế bào mầm không nhất thiết chỉ mọc ở một vị trí. Nó có thể di chuyển và di căn nhanh chóng đến các cơ quan khác trong cơ thể con người. Cụ thể:
Phần lớn các khối u tế bào mầm ở trẻ em thường bắt đầu phát triển trên cơ quan sinh dục:
Trong một vài trường hợp rất hiếm gặp, u tế bào mầm ở trẻ em không phát triển trên cơ quan sinh dục mà lại phát triển ở những bộ phận khác trong cơ thể như: Vùng cổ, ổ bụng, vùng hông chậu, tuyến yên, cột sống, trung thất,...
U tế bào mầm ở trẻ em có thể xuất hiện ở nhiều bộ phận trên cơ thể
U tế bào mầm ở trẻ em khi được phát hiện và điều trị sớm sẽ có tỷ lệ chiến thắng bệnh là rất lớn. Vì vậy, nếu phát hiện cơ thể trẻ xuất hiện bất cứ triệu chứng bất thường nào, bạn nên cho trẻ đến thăm khám và tư vấn với bác sĩ chuyên khoa để cùng bàn bạc và thống nhất phương pháp chữa trị cũng như cách chăm sóc trẻ tốt nhất. Hy vọng bài viết về các giai đoạn u tế bào mầm ở trẻ em trên đây đã mang đến cho bạn nhiều thông tin bổ ích.
Thu Trang
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.