Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

U tế bào mầm ở trẻ em: Giới thiệu

Ngày 26/07/2022
Kích thước chữ

Chúng tôi xin chia sẻ với bạn về u tế bào mầm ở trẻ em. Để hiểu rõ hơn căn bệnh này ở trẻ em thì chúng tôi mời bạn cùng tham khảo những chia sẻ chi tiết qua bài viết dưới đây của chúng tôi.

U tế bào mầm sẽ thường gặp đối với những trẻ từ 0 đến 3 tuổi. Đây là những khối u ác tính có nguồn gốc từ tế bào mầm gọi là ung thư. U tế bào mầm là một dạng khối u khá nguy hiểm đối với trẻ em. Những khối u tế bào mầm khi được phát hiện sớm sẽ được chữa trị theo phác đồ và có tỉ lệ chữa trị khỏi bệnh cao. Nhà Thuốc Long Châu xin chia sẻ với bạn về u tế bào mầm ở trẻ em: giới thiệu. Để hiểu rõ hơn về nguồn gốc của căn bệnh này thì mời bạn cùng tìm hiểu những chia sẻ chi tiết qua bài viết sau đây của chúng tôi.

Tìm hiểu về căn bệnh u tế bào mầm

U tế bào mầm ở trẻ em: giới thiệu1 U tế bào mầm nội sọ

U tế bào mầm là một dạng khối u hình thành từ những tế bào nằm ở trong phôi thai và đây cũng có thể là những khối u lành tính hoặc ác tính. Đây được xem là một bệnh lý hiếm gặp ở trẻ em, căn bệnh này Nếu được phát hiện sớm và điều trị theo một phác đồ đúng đắn thì sẽ có kết quả khỏi bệnh tương đối cao. Hiện nay nguyên nhân gây ra căn bệnh u tế bào mầm ở trẻ em vẫn chưa được xác định rõ.

Những tế bào mầm là những tế bào sinh sản và phát triển ở trong trứng của phụ nữ và tinh trùng của nam nên các tế bào sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp từ những cơ quan sinh sản của nam và nữ. Trong một số trường hợp đặc biệt thì những tế bào sẽ di chuyển đến những bộ phận khác trên cơ thể và phát triển những khối u trên những bộ phận đó.

Phân chia các loại u tế bào mầm ở trẻ em

U tế bào mầm ở trẻ em: giới thiệu2 Khối u ở vùng tuyến yên gây rối loạn thị giác và khứu giác

Sau đây là một số loại tế bào mầm mắc phải ở trẻ em:

U tế bào mầm phát triển trên cơ quan sinh dục của trẻ em

Phần lớn các khối u tế bào mầm sẽ phát triển trên các cơ quan sinh dục là buồng trứng của những bé gái. Thường thì các khối u này sẽ phát hiện vào một giai đoạn mà các bé gái dậy thì, giai đoạn này nằm trong khoảng độ tuổi từ 10 đến 15 tuổi. Các trường hợp phát hiện các khối u đa phần là lành tính tuy nhiên đối với những khối u ác tính thì sẽ ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của trẻ sau này. U tế bào mầm ở những bé trai là những Khối u nằm ở vùng tinh hoàn được gọi là ung thư tinh hoàn. Khi khối u này phát hiện trễ thì sẽ gây ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe và cả khả năng sinh sản.

U tế bào mầm phát triển ngoài cơ quan sinh dục của trẻ em

Cu tế bào mầm phát triển ngoài cơ quan sinh dục là một trong những trường hợp hiếm gặp ở căn bệnh u tế bào mầm của trẻ em. Các phần khối u sẽ phát triển ngoài những bộ phận của cơ quan sinh dục như: Cổ, bụng, vùng chậu, tuyến thận…

  • Những khối u tế bào mầm nằm ở vùng tuyến yên là những tế bào mầm di chuyển và phát triển thành khối u ở vùng tuyến yên có thể gây ra một số tình trạng về rối loạn thị giác, loạn thị và rối loạn khứu giác ở trẻ em.
  • Khi mắc phải u tế bào mầm nằm ở vùng cổ thì những khối u sẽ phát triển mạnh tại vùng cột sống cổ và gây ra những cơn đau ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Những khối u tế bào mầm sẽ có thể sờ thấy bằng tay và thường bị nhầm lẫn với căn bệnh hạch ở cổ.
  • Khối u tế bào mầm phát triển ở vùng ngực là một số trường hợp khối u ác tính, có một số trường hợp rất ít là khối u lành tính. Khối u này sẽ phát triển tại lồng ngực và gây ra sự chèn ép lên phổi làm trẻ khó thở, ho.
  • Khối u tế bào mầm phát triển ở vùng âm chậu là một trong số trường hợp khối u ở trẻ dưới 3 tuổi. Đây là những khối u có khả năng phát triển nặng và có có thể chẩn đoán.
  • Khối u tế bào mầm phát triển ở vùng cụt là một khối u phát triển trong giai đoạn mang thai. Nếu các tế bào mầm này di chuyển vào vùng cụt trong quá trình mang thai thì sẽ gây ra những khối u dị tật và có thể phát hiện qua việc siêu âm thai nhi.

Phương pháp điều trị u tế bào mầm ở trẻ em

U tế bào mầm ở trẻ em: giới thiệu3 Khi trẻ mắc u tế bào mầm thì có thể sử dụng phương pháp xạ trị, hóa trị liệu

Khi chẩn đoán qua các xét nghiệm lâm sàng để xác định u tế bào mầm thì các bác sĩ sẽ dùng những phương pháp điều trị phù hợp với bệnh nhân như:

  • Sử dụng phương pháp hóa trị liệu để kìm hãm sự phát triển của các khối u tế bào mầm trong cơ thể của trẻ em.
  • Sử dụng phương pháp xạ trị hoặc ghép tủy để hạn chế sự phát triển của các khối u tế bào mầm.
  • Cần có những biện pháp chăm sóc trẻ sau điều trị ung thư tế bào mầm hợp lý để giúp trẻ cải thiện sức khỏe của mình.

Nhà Thuốc Long Châu đã chia sẻ với bạn về căn bệnh u tế bào mầm ở trẻ em. Với những chia sẻ chi tiết của chúng tôi chắc hẳn bạn đã hiểu rõ về căn bệnh này và độ nguy hiểm của nó đối với trẻ nhỏ. Cảm ơn bạn đã luôn quan tâm đến những thông tin về y khoa mà chúng tôi đã chia sẻ tại trang web này.

Minh Thuý

Nguồn tham khảo: Y học cộng đồng

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin