Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Các giai đoạn phát triển của trẻ nhỏ từ lúc sơ sinh đến 12 tuổi bao gồm những cột mốc quan trọng nào? Cùng tìm hiểu thông qua các nội dung dưới đây.
Dựa vào từng cột mốc trong các giai đoạn phát triển của trẻ, từ khi lọt lòng đến lúc 12 tháng tuổi sẽ giúp nhiều cha mẹ theo dõi tốt tình trạng sức khỏe của bé, đồng thời nhận ra sớm các bất thường của bé về mặt tinh thần lẫn thể chất. Từ đó, chúng ta sẽ luôn đảm bảo trẻ nhỏ phát triển toàn diện hơn chăm sóc trẻ sơ sinh đúng và phòng tránh nhiều bệnh tật nguy hiểm.
Khi mới sinh, việc nâng đầu lên một chút khi nằm sấp là một cột mốc quan trọng trong các giai đoạn phát triển của trẻ. Khi trẻ bước vào tháng thứ hai, khả năng nâng đầu của bé đã có sự cải thiện đáng kể. Bây giờ, bé có thể ngẩng đầu lên, tạo thành một góc 45° trong tư thế nằm sấp.
Đến 4 tháng tuổi, bé sẽ kiểm soát tốt về phần đầu. Lúc này, trẻ có thể giữ đầu cố định và ngẩng đầu lên thành một góc 90° khi nằm sấp. Khi tròn 6 tháng tuổi, trẻ sơ sinh gần như đã hoàn toàn kiểm soát được phần đầu của mình. Bé có khả năng xoay đầu qua lại một cách dễ dàng để quan sát môi trường xung quanh.
Đồng thời, bé cũng có thể nâng ngực và bụng lên khỏi mặt phẳng, bằng cách đặt hai tay hơi chụm vào nhau. Ở tư thế này, trẻ sẽ dễ ngẩng đầu lên và nhìn về phía trước, thậm chí thử dùng một tay để nâng cả người. Khi bé đến cuối tháng thứ 7, khả năng kiểm soát đầu đã trở nên hoàn toàn tự nhiên. Bé có thể xoay đầu qua lại một cách nhẹ nhàng và dễ dàng hơn bao giờ hết.
Trẻ mấy tháng biết nói? Trong các giai đoạn phát triển của trẻ, cột mốc phát ra âm thanh chính là thời điểm khiến cả nhà ai nấy cũng đều vui mừng và rộn ràng hơn. Trẻ phát triển ngôn ngữ theo các mốc thời gian sau:
Những cột mốc về sự phát triển vận động của trẻ từ sơ sinh đến 1 tuổi:
Trong giai đoạn sơ sinh, nụ cười đầu tiên của bé thường xuất hiện khi được gần 2 tháng tuổi, đặc biệt khi bé được mẹ nhìn, cười và nói chuyện với bé. Khoảng 5 - 6 tháng tuổi, bé đã có khả năng nhận biết người quen - lạ và mỉm cười khi thấy bố mẹ hoặc những người thân khác.
Theo thời gian, bé dần trở nên linh hoạt hơn trong việc kiểm soát nụ cười của mình. Bé có thể cười khi thấy người thân quen, những món đồ chơi mình thích hoặc khi thấy những hành động hài hước của người thân để chọc cho bé cười.
Phát triển thính giác, thị giác của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ:
Trong giai đoạn sơ sinh, bé nghe và làm quen với giọng nói của cha mẹ, cảm thấy bình tĩnh và yên tâm hơn khi nghe âm thanh quen thuộc từ người thân. Khoảng 2 tháng tuổi, bé có khả năng quay đầu về phía tiếng nói của mẹ. 6 tháng tuổi, bé có khả năng xác định nơi âm thanh phát ra và phản ứng với các âm thanh.
9 tháng tuổi, hệ thống não bộ của bé xử lý âm thanh chuẩn xác hơn, bé bắt đầu bắt chước và lặp lại những âm thanh. 12 tháng tuổi, bé có thể phân biệt được một số âm thanh và nhận ra tiếng nói của cha mẹ.
Trong những tháng đầu, bé có tầm nhìn hạn chế và chỉ có thể nhìn rõ trong khoảng cách gần. Khoảng 5 tháng tuổi, bé phát triển thị giác màu sắc và có thể nhìn xa hơn. 6 tháng tuổi, bé trở nên linh hoạt hơn trong việc phối hợp tay và mắt, khám phá thế giới xung quanh.
Giai đoạn 9 tháng tuổi, bé đã biết bò, và khả năng phối hợp tay và mắt ngày càng hoàn thiện. Đến 1 tuổi, bé có thể nhìn rõ nét, nhận diện màu sắc và khoảng cách, và có khả năng dõi theo các đối tượng di chuyển.
Trong những tháng đầu, trẻ thường ngủ nhiều để thích nghi với môi trường mới.
Bắt đầu cầm nắm cũng là một phần trong các giai đoạn phát triển của trẻ nhỏ. Hầu hết các em bé sơ sinh đều có phản xạ tự nắm chặt bàn tay lại khi mẹ chạm ngón tay nhẹ vào lòng bàn tay nhỏ bé. Đây là một phản xạ tự nhiên, và nó đánh dấu bước đầu tiên trong việc phát triển khả năng cầm nắm của bé.
Từ tháng thứ 3 đến tháng thứ 6, bé bắt đầu sử dụng bàn tay một cách chủ động hơn. Trẻ có thể nắm chặt một vật thứ nào đó từ một bề mặt phẳng bằng cả bốn ngón tay.
Khi bé đạt độ tuổi từ 7 đến 9 tháng, khả năng cầm nắm của bé trở nên nhạy bén hơn. Bé dùng đầu ngón cái và ngón trỏ để nắm các vật nhỏ một cách nhẹ nhàng. Khi bé 12 tháng, khả năng sử dụng các ngón tay trở nên linh hoạt. Bé phối hợp nhuần nhuyễn các ngón tay với nhau và có thể thực hiện các hoạt động phức tạp như cầm muỗng.
Ngoài các giai đoạn kể trên, trẻ nhỏ cũng trải qua những cột mốc đáng nhớ khác trong những năm tháng đầu đời như tập ăn thức ăn đặc và cứng, phát triển về mặt tình cảm và nhận thức thế giới quan xung quanh. Các giai đoạn phát triển đều rất quan trọng, đóng vai trò hình thành nên tính cách và sự phát triển của bé trong tương lai. Bởi thế, ở bất kỳ giai đoạn nào, cha mẹ cũng nên quan tâm đặc biệt đến trẻ, để đảm bảo bé phát triển toàn diện về trí não và thể chất.
Trên đây là những chia sẻ về các giai đoạn phát triển của trẻ theo từng tháng tuổi, giúp các bậc cha mẹ hiểu rõ thêm về cách thức vận động của não bộ, hình thành phản xạ ở trẻ. Hiểu được về các giai đoạn của trẻ sơ sinh và các mốc phát triển của trẻ, bạn có thể quan sát trẻ tốt hơn, giúp bạn có cách nuôi dạy và chăm sóc con yêu hợp lý, khoa học.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.