Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Mẹ & bé/
  4. Chăm sóc bé

Trẻ sơ sinh môi thâm: Liệu đây có phải cảnh báo bệnh lý nguy hiểm?

Ngày 18/05/2023
Kích thước chữ

Trẻ sơ sinh môi thâm là tình trạng thường xuyên xảy ra, có thể ngầm cảnh báo một số căn bệnh có thể gặp ở trẻ. Hãy cùng Nhà Thuốc Long Châu tìm hiểu về tình trạng trẻ sơ sinh môi thâm qua bài viết dưới đây!

Hầu hết trẻ sơ sinh đều có một làn da trắng mịn, môi đỏ mọng, hồng hào. Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp trẻ sơ sinh môi thâm. Nó không chỉ làm mất đi tính thẩm mỹ trên khuôn mặt của bé, mà còn khiến các mẹ bỉm sữa trở nên lo lắng vì không biết rằng đây có phải báo hiệu của một bệnh lý nào hay không. Ở bài viết dưới đây, Nhà Thuốc Long Châu sẽ giúp bạn giải đáp các thắc mắc xung quanh tình trạng trẻ sơ sinh môi thâm.

Trẻ sơ sinh môi thâm là tình trạng gì?

Tình trạng da trở nên tím tái là khi da có màu xanh lam, thường xảy ra ở những nơi trong mạch máu có lượng oxy thấp hơn.

Trẻ sơ sinh môi thâm là khi bé bị xanh tím vùng quanh miệng, đặc biệt là phần môi trên. Nếu trẻ có làn da sẫm màu hơn, môi bé bị thâm trông có vẻ xám hoặc trắng hơn. Mẹ cũng có thể thấy tình trạng này ở bàn tay hoặc bàn chân bé.

Trẻ sơ sinh môi thâm: Liệu đây có phải cảnh báo bệnh lý nguy hiểm? 1
Trẻ sơ sinh môi thâm là tình trạng gì?

Tình trạng trẻ sơ sinh môi thâm tím có thể chia thành những loại dưới đây:

  • Tím tái trung ương: Có thể do các bệnh về tim, phổi hoặc do rối loạn cấu trúc hemoglobin (là một protein trong hồng cầu có chức năng vận chuyển oxy). Biểu hiện thường thấy rõ nhất là sự đổi màu xanh hoặc tím của lưỡi cũng như niêm mạc miệng.
  • Tím tái ngoại vi: Đây là kết cục của việc giảm lưu thông máu ở vùng ngoại vi, chân và cánh tay. Tình trạng này thấy được khi máu động mạch bị ứ đọng quá lâu ở các chi và mất hầu hết oxy.
  • Tím tái tạm thời: Hiện tượng tím tái thoáng qua, biến mất sau một khoảng thời gian ngắn.

Trẻ sơ sinh môi thâm là tình trạng không quá đáng báo động, tuy nhiên mẹ cần kiểm tra thêm một số dấu hiệu khác nhằm loại trừ trường hợp cấp cứu y tế khẩn cấp. Để làm được điều này, mẹ cần biết được nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ sơ sinh môi thâm.

Tại sao dẫn đến tình trạng trẻ sơ sinh môi thâm?

Nguyên nhân trẻ sơ sinh môi thâm phụ thuộc vào loại tình trạng bệnh lý khiến da tím tái mà bé gặp phải, bao gồm:

  • Tím tái trung ương ở trẻ sơ sinh có liên quan đến tim: Được gọi là bệnh tim bẩm sinh, có thể xảy ra khi trẻ gặp phải các hội chứng do rối loạn di truyền như Down, Turner, Marfan, Noonan… hoặc do mẹ mắc các bệnh nhiễm trùng như sởi, rubella trong quá trình mang thai.
  • Tím tái trung ương ở trẻ sơ sinh có liên quan đến phổi: Gặp phải do chấn thương khi sinh hoạt, suy hô hấp cấp, tràn dịch tràn khí màng phổi, phù phổi, thoát vị hoành, tắc nghẽn đường hô hấp trên…
  • Tím tái ngoại vi ở trẻ sơ sinh: Nguyên nhân của tím tái ngoại vi có thể kể đến như các bệnh về tuần hoàn (huyết khối, tắc mạch), bệnh lý co thắt mạch máu…
Trẻ sơ sinh môi thâm: Liệu đây có phải cảnh báo bệnh lý nguy hiểm? 2
Trẻ sơ sinh môi thâm có thể do sự rối loạn di truyền gây nên

Cũng có những trường hợp trẻ môi thâm chỉ là dấu hiệu bình thường, không quá nghiêm trọng. Vậy, trẻ sơ sinh môi thâm do nguyên nhân nào được coi là bình thường?

  • Môi trẻ sơ sinh bị thâm có thể do khóc nhiều hoặc cảm lạnh. Mẹ có thể thử cách ủ ấm cho con, nếu sau khoảng thời gian ủ ấm mà môi trẻ chuyển sang hồng hào thì bé đang không gặp vấn đề gì đáng lo ngại.
  • Ngoài ra cũng có những trường hợp không thuộc về bệnh lý khi môi bé bị thâm tím, đó là do sặc sữa mẹ. Tình trạng này sẽ kèm theo một số dấu hiệu khác như ho, nôn, khóc, tím tái từng cơn.. Vì thế, nếu vấn đề này là nguyên nhân gây ra tím tái thì mẹ nên thay đổi cách bú sữa của trẻ, luôn cho bé nằm cao đầu khi bú sữa, đồng thời mẹ sử dụng 2 ngón tay kẹp vào núm vú để sữa không chảy ra một cách ồ ạt.
  • Một vài nguyên nhân khác có thể kể đến cũng gây nên tình trạng trẻ sơ sinh môi thâm đó là do trẻ bị thiếu chất, thiếu nước, hay do tình trạng thời tiết hanh khô.
Trẻ sơ sinh môi thâm: Liệu đây có phải cảnh báo bệnh lý nguy hiểm? 3
Mẹ cần tìm hiểu tư thế cho con bú đúng để tránh tình trạng trẻ sơ sinh môi thâm

Trẻ sơ sinh môi thâm có sao không?

Nhiều phụ huynh đặt ra câu hỏi: “Trẻ sơ sinh môi thâm có nguy hiểm hay không?” Nếu môi trẻ sơ sinh bị thâm do cơ địa, đồng thời trẻ vẫn ăn ngon, ngủ ngoan thì cha mẹ không cần quá lo lắng. Ngược lại, nếu trẻ có biểu hiện bất thường khác như sụt cân, bú kém, khó thở, cha mẹ cần tham khảo các biện pháp chăm sóc trẻ sơ sinh dưới đây:

  • Đưa trẻ đến cơ sở y tế để được can thiệp kịp thời, đồng thời cần tuân theo các yêu cầu điều trị của bác sĩ. Bác sĩ có thể cần phải ổn định đường thở và tuần hoàn của trẻ trước khi tìm ra nguyên nhân gây ra tình trạng môi thâm.
  • Thảo luận với bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để tìm ra thực đơn phù hợp cho bé.
  • Chia thành nhiều bữa ăn trong ngày để bé ăn được nhiều, cải thiện tình trạng chán ăn.
  • Mặc đủ ấm khi trời lạnh để giữ ấm cơ thể cho bé.
  • Theo dõi tình trạng bệnh của trẻ thường xuyên, cho trẻ uống đúng thuốc theo đơn của bác sĩ và đưa trẻ đến bác sĩ tái khám đúng hẹn.
Trẻ sơ sinh môi thâm: Liệu đây có phải cảnh báo bệnh lý nguy hiểm? 4
Cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để được thăm khám kịp thời nếu trẻ có biểu hiện nguy hiểm

Mặc dù tình trạng trẻ sơ sinh môi thâm là tình trạng không quá nguy hiểm, tuy nhiên không phải ai cũng cảm thấy dễ chịu khi con mình gặp phải tình trạng này. Vì vậy, việc phòng ngừa môi thâm ở trẻ là điều vô cùng cần thiết. Một số biện pháp phòng ngừa mà cha mẹ cần lưu ý có thể kể đến như:

  • Cho trẻ mặc đủ ấm, đồng thời thường xuyên kiểm tra nhiệt độ cơ thể của bé.
  • Chú ý chế độ dinh dưỡng phù hợp cho cả mẹ và bé trong giai đoạn bú sữa.
  • Tìm hiểu tư thế cho con bú đúng và phù hợp cho cả mẹ và bé.
  • Tham gia một số lớp học về phương pháp chăm sóc trẻ để bổ sung thêm các kiến thức.
  • Đưa bé đi khám sức khỏe định kỳ tại các cơ sở y tế gần nhất.
  • Thường xuyên cho trẻ làm các bài kiểm tra dinh dưỡng.
Trẻ sơ sinh môi thâm: Liệu đây có phải cảnh báo bệnh lý nguy hiểm? 5
Cần chú ý chế độ dinh dưỡng phù hợp cho cả mẹ và bé

Như vậy, bài viết trên đã giúp bạn tìm hiểu về tình trạng trẻ sơ sinh môi thâm, bao gồm khái niệm, nguyên nhân và cách phòng ngừa tình trạng này. Hy vọng với những thông tin trên, cha mẹ đã phần nào hiểu được về tình trạng bé bị thâm môi, từ đó đưa ra phương pháp chăm sóc phù hợp nhằm đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Chúc bạn đọc nhiều sức khỏe và hãy tiếp tục theo dõi những bài viết sắp tới trên trang web của Nhà Thuốc Long Châu nhé!

Xem thêm:

Ánh Vũ

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTừ Vĩnh Khánh Tường

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Võ Trường Toản. Có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành Dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin