Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Rối loạn phổ tự kỷ là các rối loạn về tâm lý, thần kinh, thể hiện qua việc giảm khả năng giao tiếp, tương tác sống khép mình lại với xã hội. Theo ước tính tỷ lệ trẻ mắc phải rối loạn phổ tự kỷ ngày càng gia tăng, hiện nay cứ 36 trẻ sẽ có 1 trẻ được xác định mắc bệnh. Việc phân chia các mức độ của rối loạn phổ tự kỷ sẽ giúp gia đình ý thức hơn về tình trạng sức khỏe của con trẻ.
Rối loạn phổ tự kỷ (ASD) là một trong những căn bệnh ngày càng phổ biến và có diễn biến phức tạp theo từng ngày. ASD không phải là một bệnh tâm thần đơn giản, mà là một loạt các đặc điểm và biểu hiện đem lại rất nhiều thách thức khác nhau đối với những người mắc phải. Từ những biểu hiện nhẹ và khó nhận diện đến biểu hiện nghiêm trọng và đặc trưng. Các mức độ của rối loạn phổ tự kỷ là một hệ thống phân loại, giúp phân chia các mức độ mắc bệnh từ đó cho các chuyên gia y tế, bác sĩ có thể đưa ra các phương pháp điều trị phù hợp. Cùng Long Châu tìm hiểu nhé!
Rối loạn phổ tự kỷ (Autism Spectrum Disorder - ASD) là một tình trạng liên quan đến sự phát triển của não bộ, ảnh hưởng đến cách một người nhận thức và tương tác với người khác. Thuật ngữ "phổ" thường được sử dụng để mô tả sự đa dạng của triệu chứng và mức độ nghiêm trọng của bệnh. Đặc điểm chung của ASD bao gồm các khó khăn trong giao tiếp ngôn ngữ và ngôn ngữ hình thể, khả năng tương tác xã hội hạn chế và xu hướng thể hiện các hành vi lặp lại.
Rối loạn này thường bắt đầu từ thời thơ ấu và các triệu chứng tự kỷ thường xuất hiện trong năm đầu tiên của cuộc sống. Tuy nhiên, cũng có một số trẻ nhỏ trong 3 năm đầu đời vẫn có tốc độ phát triển tốt như bình thường, nhưng đến một giai đoạn nhất định, các kỹ năng đã từng học được bắt đầu bị thoái hóa, suy yếu, các biểu hiện tự kỷ được biểu hiện rõ ràng và dễ nhận biết.
Các mức độ rối loạn phổ tự kỷ (ASD) được xác định trong Cẩm nang Chẩn đoán và Thống kê Rối loạn Tâm thần. Những mức độ tự kỷ này cho phép các chuyên gia đưa ra những chẩn đoán tinh tế hơn, đưa ra kế hoạch điều trị hiệu quả hơn và giúp người chăm sóc hiểu rõ hơn về các triệu chứng và nhu cầu của từng cá nhân.
Ở mức độ nhẹ, thường được gọi là ASD mức độ nhẹ hoặc hỗ trợ nhẹ (level 1). Tự kỷ mức độ nhẹ thường xảy ra ở trẻ mắc hội chứng Asperger. Trẻ bị tự kỷ mức độ nhẹ đa phần gặp khó khăn trong các kỹ năng xã hội và giao tiếp, có thể gặp hạn chế nhỏ trong việc thiết lập mối quan hệ xã hội. Trẻ khó tìm ra từ ngữ phù hợp, câu nói không phù hợp với ngữ cảnh và không thể hiểu được ngôn ngữ cơ thể.
Trẻ tự kỷ ở mức độ trung bình (level 2) vẫn có thể giao tiếp bằng mắt tương đối tốt với những người thân trong gia đình. Tuy nhiên, trẻ hạn chế đáng kể về khả năng giao tiếp, tư duy, hành vi, cảm xúc và tương tác xã hội. Do đó, ở mức độ này, trẻ cần gia đình hỗ trợ đáng kể trong việc học tập và sinh hoạt. Ngoài ra, trẻ cũng gặp khó khăn trong việc hiểu và sử dụng hình thức giao tiếp phi ngôn ngữ.
Ở mức tự kỷ trung bình, trẻ thường khó thay đổi sự tập trung và thể hiện sự khó chịu khi phải chuyển từ hoạt động này sang các hoạt động khác. Trẻ thường có những hành động hoặc sở thích định hình, lặp đi lặp lại.
Trẻ tự kỷ mức độ nặng không thể giao tiếp bằng mắt, không giao tiếp được với người ngoài và gần như không nói được. Những khiếm khuyết của trẻ bị tự kỷ mức độ nặng sẽ nghiêm trọng hơn so với 2 mức độ trên.
Ở mức độ nặng, trẻ dường như không có nhu cầu tương tác với những người xung quanh, lời nói tối nghĩa, chỉ nói được những từ đơn rời rạc. Khả năng tương tác xã hội kém, không biết cách kết bạn và thường chìm đắm trong thế giới riêng.
Mỗi đứa trẻ mắc chứng rối loạn phổ tự kỷ có thể có một kiểu hành vi và mức độ nghiêm trọng riêng - từ chức năng thấp đến chức năng cao. Tùy thuộc vào các mức độ của rối loạn phổ tự kỷ mà trẻ mắc phải, ta sẽ dự đoán được phần nào các triệu chứng thể hiện ở trẻ.
Do sự kết hợp các triệu chứng khác nhau ở mỗi trẻ nên đôi khi rất khó xác định mức độ nghiêm trọng. Nó thường dựa trên các mức độ của rối loạn phổ tự kỷ và cách nó tác động đến khả năng hoạt động.
Nguyên nhân của rối loạn phổ tự kỷ chưa được xác định cụ thể, và nó là một sự kết hợp phức tạp của yếu tố gen và môi trường tác động đến tâm lý con người. Dưới đây có thể là một số nguyên nhân gây mắc phải rối loạn phổ tự kỷ:
Hiện nay không có cách chữa trị chứng rối loạn phổ tự kỷ và cũng không có phương pháp điều trị chung phù hợp cho hầu hết các đối tượng. Mục tiêu của việc điều trị là cải thiện khả năng giao tiếp và hành vi của trẻ bằng cách giảm các triệu chứng rối loạn phổ tự kỷ, hỗ trợ đặc biệt về sự phát triển và học tập, kết hợp chặt chẽ từ gia đình và cộng đồng.
Việc xác định các mức độ của rối loạn phổ tự kỷ có vai trò quan trọng trong quá trình hỗ trợ và can thiệp cho trẻ. Dựa vào đó có thể phát hiện và điều trị sớm có thể giúp trẻ hòa nhập tốt hơn với xã hội, học được các kỹ năng xã hội, giao tiếp và cải thiện hành vi của bản thân.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.