Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Các nguyên nhân gây hở hàm ếch ở trẻ

Ngày 31/03/2021
Kích thước chữ

Hở hàm ếch là dị tật bẩm sinh có tỷ lệ xuất hiện ở trẻ cao nhất. Nhiều yếu tố phức tạp dẫn đến tình trạng này nhưng chủ yếu nguyên nhân là do trong quá trình mang thai có sự ảnh hưởng của môi trường, cũng như các yếu tố di truyền.

Tìm hiểu nguyên nhân gây hở hàm ếch sẽ giúp các thai phụ phòng tránh những tác động xấu đến trẻ trong thời gian mang thai.

Các nguyên nhân gây hở hàm ếch ở trẻ 1Hở hàm ếch có tỷ lệ mắc cao nhất trong các loại tật bẩm sinh.

Hở hàm ếch là gì?

Hở hàm ếch là tình trạng vòm miệng bị khiếm khuyết khiến giữa vòm miệng và khoang mũi có khe hở. Hở hàm ếch thường đi kèm với tật sứt môi, một tình trạng khiếm khuyết một phần của môi trên.

Hở hàm ếch và tật sứt môi có ba dạng như sau: Hở hàm ếch không sứt môi, sứt môi không hở hàm ếch, vừa sứt môi vừa hở hàm ếch.

Dị tật bẩm sinh hở hàm ếch, sứt môi đều có thể được điều trị khỏi nhờ can thiệp của phẫu thuật sau khi sinh.

Nguyên nhân gây hở hàm ếch ở trẻ

Nguyên nhân gây hở hàm ếch ở trẻ rất phức tạp, chưa biết được chính xác rõ ràng. Hai yếu tố được cho là ảnh hưởng đến dị tật hở hàm ếch đó là do môi trường và do di truyền.

Trong khoảng thời gian thai ở tuần thứ 4, thứ 5 là khoảng thời gian bộ phận môi được hình thành. Còn hàm trên thì được hình thành vào tuần thứ 7 - thứ 8. Nếu trong giai đoạn này thai phụ có sự tác động không tốt từ yếu tố bên ngoài sẽ khiến thai nhi có nguy cơ bị hở hàm ếch hoặc sứt môi.

Sau đây là một số nguyên nhân gây hở hàm ếch ở trẻ:

  • Nếu người trong gia đình bị hở hàm ếch thì nguy cơ người cận huyết sẽ bị hở hàm ếch.
  • Mẹ trong thời kỳ đầu mang thai ở tuần thứ 4 đến tuần 12 mà bị virus như Rubella, cảm cúm thì trẻ cũng có nguy cơ bị hở hàm ếch.
  • Sử dụng vitamin A liều cao cũng là nguyên nhân gây hở hàm ếch ở trẻ hoặc gây ra quái thai.
  • Trong thời gian mang bầu, thai phụ không cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng như vitamin B12, B6, axit folic.
  • Thai phụ sử dụng rượu bia, thuốc lá trong thời gian mang thai.
  • Bố mẹ không điều trị triệt để bệnh lậu, giang mai.
  • Mẹ sống trong môi trường ô nhiễm độc hại, nhiễm hóa chất hoặc phóng xạ.
Các nguyên nhân gây hở hàm ếch ở trẻ 2Thai phụ sức khỏe yếu là nguyên nhân gây hở hàm ếch ở trẻ.

Một số yếu tố tang nguy cơ gây hở hàm ếch ở trẻ như:

  • Tâm trạng trong lúc mang thai của thai phụ không ổn định, thường xuyên bị căng thẳng, lo nghĩ quá nhiều.
  • Mẹ bị suy dinh dưỡng, cha mẹ lớn tuổi khi mang thai, có sức khỏe yếu.

Phòng tránh nguy cơ gây hở hàm ếch ở trẻ như thế nào?

Theo các nghiên cứu thì axit folic có thể giúp ngăn ngừa sự hình thành khe hở ở môi và hàm. Vì vậy, phụ nữ trước khi mang thai ít nhất một tháng và trong quá trình mang thai nên sử dụng khoảng 0.4 đến 1mg axit folic mỗi ngày.

Ngoài ra, các mẹ còn có thể bổ sung axit folic bằng cách tăng cường bổ sung các loại thức ăn giàu chất này như rau xanh, ngũ cốc hoặc viên bổ sung. Tuy nhiên, nếu dung viên bổ sung thì không nên dung liều cao quá để tránh gây tổn thương thần kinh.

Cha mẹ cần chuẩn bị tốt sức khỏe trước khi mang thai để đảm bảo thai nhi được khỏe mạnh. Trong thời gian mang thai, mẹ cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý, nghỉ ngơi đúng giờ giấc. Thăm khám thai định kỳ, cũng như sử dụng thuốc hợp lý theo hướng dẫn của bác sĩ.

Chú ý trong quá trình mang thai cần ở trong môi trường trong lành, không ô nhiễm hay có sự xuất hiện của chất hóa học, tia phóng xạ.

Các nguyên nhân gây hở hàm ếch ở trẻ 3Bổ sung đầy đủ chất trước và trong khi mang thai để mẹ và bé luôn khỏe.

Khi bổ sung các loại vitamin, thuốc trong quá trình mang thai cần cẩn trọng liều lượng, nhất là vitamin A. Tiêm phòng các loại bệnh như Rubella, cúm và các bệnh khác trước khi mang bầu.

Trong quá trình mang thai cần luôn giữ tinh thần thoải mái, tập các bài thể dục dành riêng cho thai phụ để cơ thể khỏe mạnh, không căng thẳng.

Trên đây là một số thông tin tham khảo về nguyên nhân gây hở hàm ếch ở trẻ. Để đảm bảo sức khỏe của cả mẹ và bé thì trước và trong quá trình mang thai, mẹ cần chú ý đến gặp bác sĩ để được tham khám đầy đủ.

Hoàng Minh

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm