Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về dị tật bẩm sinh sứt môi và hở hàm ếch ở trẻ.
Dấu hiệu của sứt môi và hở hàm ếch ở trẻ
Dị tật sứt môi hở hàm ếch có thể dễ dàng nhận thấy từ khi trẻ mới lọt lòng với những dấu hiệu sau đây:
- Xuất hiện vết nứt trên môi hoặc vòm miệng, gây ảnh hưởng đến 1 hoặc cả 2 bên của khuôn mặt;
- Vết nứt xuất hiện như một khe nhỏ trên môi hoặc có thể kéo dài từ môi xuyên qua nướu trên và vòm miệng rồi dừng lại ở phần dưới mũi;
- Trên vòm miệng xuất hiện vết nứt nhưng không ảnh hưởng đến vẻ ngoài của khuôn mặt.
Dạng hở hàm ếch ít phổ biến là hở hàm ếch dưới niêm mạc miệng, xuất hiện từ phần phía sau miệng và được bao phủ bởi lớp niêm mạc miệng. Đây là loại hàm ếch không thể chẩn đoán cho đến khi các biểu hiện có chiều hướng nặng thêm. Dấu hiệu của hàm ếch dưới niêm mạc miệng có thể bao gồm: khó nuốt, nói bằng giọng mũi, tái phát nhiễm trùng tai.
Ngay khi nhận thấy những triệu chứng hở hàm ếch dưới niêm mạc miệng, bạn hãy đến gặp bác sĩ để được tư vấn cách khắc phục.
Các dấu hiệu sứt môi và hở hàm ếch rất đặc trưng.
Mẹ nên làm gì khi trẻ bị sứt môi và hở hàm ếch?
Bà mẹ nào cũng mong muốn con mình sinh ra khỏe mạnh và lành lặn. Tuy nhiên, nếu chẳng may bé nhà bạn sinh ra đã bị sứt môi hở hàm ếch thì mẹ cũng đừng bi quan, hãy giữ năng lượng tích cực và ghi nhớ những điều sau:
- Nên tập trung hết sức lực để chăm sóc và hỗ trợ cho con thay vì than thân trách phận;
- Đối mặt với những cảm xúc buồn, choáng ngợp hoặc khó chịu khi phát hiện con bị dị tật. Từ đó trở nên mạnh mẽ hơn để chở che cho bé;
- Tìm người hỗ trợ. Các nhân viên xã hội của bệnh viện có thể sẽ giúp bạn tìm đến những cộng đồng và các nguồn lực tài chính cũng như giáo dục.
Lúc này, mẹ hãy dành cho con tình yêu thương và:
- Không quá chú ý đến khiếm khuyết của con, đối xử với con như một đứa trẻ bình thường;
- Chú ý đến điểm mạnh của bé mà không liên quan đến vẻ ngoài;
- Khuyến khích các động tác về ngôn ngữ cơ thể giúp trẻ tự tin hơn như mỉm cười, giữ cho trẻ ngẩng cao đầu hoặc giữ vai thẳng;
- Nên trò chuyện thật nhiều và quan tâm đến cảm xúc của con. Để con biết rằng cha mẹ luôn là điểm tựa và là nơi trú ẩn của bé khi con gặp tình trạng bị chế giễu hay bắt nạt (nếu có).
Mẹ nên dành tình yêu thương cho con khi bé không may bị sứt môi hở hàm ếch.
Phòng ngừa sứt môi và hở hàm ếch
Bạn không thể ngăn chặn sứt môi và hở hàm ếch ở trẻ sơ sinh trong nhiều trường hợp. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể giảm thiểu nguy cơ cho cả bạn và con bằng những hành động sau:
- Phát hiện sớm các dị tật bẩm sinh của thai nhi bằng cách thực hiện các xét nghiệm chọc ối, xét nghiệm sàng lọc dị tật.
- Nếu gia đình có tiền sử bị sứt môi hoặc hở hàm ếch, hãy trao đổi với bác sĩ trước khi bạn bắt đầu có thai.
- Bổ sung các loại vitamin và khoáng chất trước khi sinh để có thể sẽ làm giảm nguy cơ trẻ bị dị tật bẩm sinh, kể cả sứt môi và hở hàm ếch.
- Tuyệt đối không hút thuốc hoặc uống rượu trong giai đoạn mang thai. Vì chúng có thể làm gia tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh ở trẻ, nhất là sứt môi hoặc hở hàm ếch.
Xét nghiệm dị tật khi mang thai để phòng ngừa sứt môi và hở hàm ếch ở trẻ.
Sứt môi và hở hàm ếch có thể xuất hiện ở bất kỳ trẻ nào. Bởi vậy, bạn nên chủ động phòng ngừa ngay từ bây giờ. Ngoài ra, nếu có bất kỳ thắc mắc nào khác, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế để có được giải đáp tốt nhất.
Hường
Nguồn tham khảo: Hellobacsi