Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Các phương pháp điều trị ung thư hắc tố

Ngày 25/05/2022
Kích thước chữ

Thông qua bài viết này, bạn sẽ biết được những phương pháp điều trị khác nhau được các bác sỹ sử dụng đối với u hắc tố ác tính. Phần này sẽ giải thích về những biện pháp được coi là điều trị “chuẩn” trong ung thư hắc tố.

Điều trị “chuẩn” được hiểu là phương pháp điều trị tốt nhất cho tới thời điểm hiện tại. Tuy nhiên, theo thời gian điều trị “chuẩn” này có thể được thay thế bởi các liệu pháp mới tốt hơn. Do vậy có thể bạn sẽ được khuyển khích tham gia vào các thử nghiệm lâm sàng. Thử nghiệm lâm sàng là một nghiên cứu nhằm đánh giá một phương thức điều trị mới liệu có hiệu quả, an toàn hơn so với điều trị “chuẩn” hay không.

Thử nghiệm lâm sàng có thể đánh giá hiệu quả và tính an toàn của một loại thuốc điều trị mới, sự phối hợp mới của các điều trị “chuẩn” hoặc một liều lượng mới so với liều “chuẩn” hoặc điều trị khác. Thử nghiệm lâm sàng có thể được áp dụng trong điều trị ung thư ở bất kỳ giai đoạn nào và bác sỹ sẽ cung cấp đầy đủ thông tin về các lựa chọn điều trị của bạn.

Tổng quan về điều trị ung thư hắc tố

Các lựa chọn điều trị được đưa ra phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm độ dày của khối u hắc tố ác tính nguyên phát, sự lan rộng của khối u, giai đoạn bệnh, sự hiện diện của các thay đổi di truyền đặc hiệu trong tế bào ung thư da, tốc độ phát triển của khối u và các tình trạng y tế khác của bệnh nhân. Các yếu tố khác được sử dụng để đưa ra quyết định điều trị bao gồm các tác dụng phụ có thể xảy ra, tình trạng sức khỏe chung và ý kiến cá nhân của người bệnh. Phần này cung cấp tổng quan về các phương pháp điều trị có thể được áp dụng hiện nay và không nên được coi là các khuyến cáo  điều trị cho từng trường hợp cụ thể.

Hãy dành thời gian để tìm hiểu về tất cả các lựa chọn điều trị của bạn và nhớ đặt câu hỏi về những điều chưa rõ ràng. Nói chuyện với bác sĩ của bạn về mục tiêu của mỗi lần điều trị và những gì bạn có thể mong đợi trong khi điều trị. Những cuộc nói chuyện kiểu này được gọi là “ra quyết định chung”. Ra quyết định chung là khi bạn và bác sĩ của bạn làm việc cùng nhau để chọn phương pháp điều trị phù hợp với mục tiêu chăm sóc của bạn. Việc đưa ra quyết định chung đặc biệt quan trọng đối với u ác tính vì có các lựa chọn điều trị khác nhau. Tìm hiểu thêm về việc đưa ra quyết định điều trị.

Các phương pháp điều trị ung thư hắc tố1 Hình ảnh ung thư hắc tố

Phẫu thuật

Phẫu thuật là điều trị cắt bỏ khối u và tổ chức lân cận. Phẫu thuật trong u hắc tố ác tính thường được thực hiện bởi bác sỹ ngoại ung thư thư.

Phẫu thuật là phương pháp điều trị chủ đạo với u hắc tố ác tính giai đoạn khu trú tại chỗ, tại vùng. Phẫu thuật cũng có thể đặt ra khi bệnh ở giai đoạn di căn xa trong một số trường hợp. Nếu như phẫu thuật không thể tiến hành thì được gọi là ung thư hắc tố không phẫu thuật được (uresectable).Khi đưa ra một kế hoạch điều trị cụ thể, bác sỹ sẽ căn cứ vào giai đoạn bệnh và nguy cơ tái phát của từng trường hợp cụ thể.

Các kỹ thuật có thể được thực hiện khi phẫu thuật u hắc tố  ác tính giai đạn khu trú tại chỗ, tại vùng bao gồm: cắt rộng u, lập bản đồ hạch và sinh thiết hạch cửa, và nạo vét hạch triệt căn.

Trước khi tiến hành phẫu thuật, bạn cần trao đổi với đội ngũ chăm sóc về những tác dụng không mong muốn có thể xảy ra trong và sau phẫu thuật, tìm hiểu thêm về phẫu thuật ung thư.

Cắt rộng u

Điều trị quan trọng nhất đối với u hắc tố ác tính là phẫu thuật cắt bỏ khối u. Mức độ rộng của phẫu thuật phụ thuộc vào mức độ xâm lấn theo chiều sâu của khối u. Phần lớn các u hắc tố ác tính khi được phát hiện đều có độ sâu < 1,0 mm, và thường chỉ cần phẫu thuật ở khoa điều trị ngoại trú. Một yêu cầu bắt buộc khi phẫu thuật là cần đảm bảo phần mô lành còn lại không còn tế bào ung thư (diện cắt âm tính). Trong trường hợp cần yêu cần phải có sinh thiết hạch cửa thì sẽ được thực hiện hiện ở cùng thời điểm với phẫu thuật cắt bỏ khối u.

  • Nếu ung thư hắc tố ở giai đoạn tại chỗ (giai đoạn 0), bác sỹ phẫu thuật sẽ tiến hành cắt rộng khối u với diện cắt cách khối u ít nhất là 5mm (0.5cm). Nhìn chung độ rộng của diện cắt sẽ phụ thuộc vào độ sâu của khối u và thường dao động trong khoảng 1cm với u có độ sâu tới 1.0mm và khoảng 2cm với u sâu > 2.0mm.
  • Tùy theo vị trí và mức độ rộng của phẫu thuật mà bác sỹ có thể sẽ cần phải tiến hành ghép da hoặc chuyển vạt da để che phủ phần da bị khiếm khuyết sau phẫu thuật. Chuyển vạt da là kỹ thuật sử dụng vạt da lành từ vị trí lân cận để che phần da bị khuyết sau phẫu thuật. Ghép da là lấy da lành từ một vị trí xa vết mổ để phủ lên vùng da bị khuyết.
Các phương pháp điều trị ung thư hắc tố2 Phẫu thuật cắt rộng u hắc tố ác tính

Lập bản đồ hạch và sinh thiết hạch cửa

Trong quá trình phẫu thuật, bác sỹ sẽ tiêm một chất chỉ thị màu hoặc chất đánh dấu phóng xạ vào khối u. Dựa trên sự khuếch tán của chất chỉ thị màu ra các hạch mà bác sỹ có thể đánh giá hạch nào đã bị ung thư di căn tới. Trong quá trình phẫu thuật, bác sỹ sẽ lấy bỏ một hoặc nhiều hơn các hạch đầu tiên có chất chỉ thị màu hoặc chất đánh dấu phóng xạ để tiến hành xét nghiệm, các hạch này được gọi là hạch cửa hay hạch “gác”. Nếu kết quả xét nghiệm trong hạch cửa mà không thấy tế bào ung thư thì thường không cần tiến hành vét hạch tiếp theo. Nếu trong hạch cửa có tế bào ung thư, việc nạo vét hạch sẽ được thực hiện.

Kỹ thuật vét hạch cửa này thường được khuyến cáo với những u hắc tố ác tính có độ sầu > 0.8mm hoặc u bị loét. Với những u hắc tố không phải thể loét và có độ sâu < 0.8mm thì thông thường nguy cơ di căn hạch là thấp, do vậy mà việc sinh thiết hạch gác thường không được thực hiện trong đa số các trường hợp. Tuy nhiên sinh thiết hạch cửa cũng có thể được bác sỹ phẫu thuật ung thư khuyến cáo thực hiện với u có độ sâu 0.8mm nếu người bệnh có những yếu tố nguy cơ bệnh tiến triển nhanh như u hắc tố thể loét và/hoặc yếu tố liên quan khác. Nếu u có độ sâu < 0.8mm, bác sỹ sẽ thảo luận với bạn về vấn đề sinh thiết hạch cửa nếu cáo các yếu tố nguy cơ khác liên quan tới khối u và các yếu tố khác.

Sinh thiết hạch cửa lý tưởng nhất sẽ được tiến hành đồng thời với phẫu thuật cắt u để có được sự đánh giá chính xác nhất bởi vì sau phẫu thuật hệ thống dẫn lưu bạch huyết sẽ bị ảnh hưởng sau phẫu thuật. Với một số trường hợp ngoại lệ, sinh thiết hạch cửa được khuyến cáo thực hiện sau phẫu thuật.

Phẫu thuật vét hạch

Nếu sinh thiết hạch cửa cho thấy có tế bào ung thư xâm nhập thì sẽ được gọi là hạch cửa dương tính, điều này đồng nghĩa với việc ung thư đã phát tán ra ngoài u nguyên phát ban đầu.

Trong quá khứ, kỹ thuật nạo vét toàn bộ hạch bạch huyết khu vực được khuyến cáo thực hiện một cách thường quy nếu có hạch cửa dương tính. Tuy nhiên những dữ liệu gần đây cho thấy kỹ thuật này không giúp kéo dài thời gian sống thêm. Do vậy, ngày nay nạo vét toàn bộ hạch bạch huyết khu vực dần được thay thế bằng việc vét vét hạch ở mứa độ vừa phải rồi theo dõi sát bằng khám lâm sàng, siêu âm định kỳ, số lượng hạch hạch vét sẽ phụ thuộc vào vị trí phẫu thuật.

Người bệnh sau phẫu thuật nạo vét toàn bộ hạch bạch huyết khu vực sẽ có thời gian hồi phục sau mổ lâu hơn và có nguy cơ cao bị các tác dụng không mong muốn. Nạo vét toàn bộ hạch bạch huyết khu vực tay, chân có nguy cơ cao bị phù bạch mạch ở chi (lymphedema). Bạn cần thảo luận với bác sỹ điều trị về những phản ứng phụ có thể xảy ra sau phẫu thuật nạo vét hạch.

Các phương pháp điều trị ung thư hắc tố3 Minh họa kỹ thuật sinh thiết hạch cửa

Xạ trị

Xạ trị là phương pháp sử dụng năng lương cao từ tia X hoặc các các hạt nhằm tiêu diệt tế bào ung thư. Kỹ thuật xạ trị phổ biến nhất hiện nay với u hắc tố ác tính là xạ trị chiếu ngoài, tức là nguồn phát tia được đặt ngoài cơ thể. Chùm tia được phát ra từ máy xạ được chiếu theo nhiều hướng khác nhau và được che chắn để ít gây ảnh hưởng tới cơ quan lành. Bác sỹ xạ trị ung thư sẽ là người lập kết hoạch xạ trị, tính toán liều và phân bổ liều xạ phù hợp.

Trong một số trường hợp, xạ trị được khuyến cáo trên người bệnh sau phẫu thuật nhằm giảm nguy cơ bệnh tái phát, chỉ định của xạ trị trong trường hợp này được gọi là xạ trị bổ trợ. Các nghiên cứu cho thấy mặc dù xạ trị bổ trợ giúp làm giảm nguy cơ tái phát nhưng không giúp cải thiện sống thêm. Người bệnh xạ trị bổ trợ có thể gặp phải một số tác đụng không mong muốn ở vùng chiếu xạ tùy theo vị trí. Nhìn chung chất lượng cuộc sống của người có xạ trị bổ trợ cũng gần tương tự với người không xạ trị theo kết quả của một số nghiên cứu mặc dù người nhận xạ trị có thể có các triệu chứng khó chịu trong năm đầu tiên sau xạ trị.

Nếu như ung thư hắc tố đã lan rộng và/hoặc, gây triệu chứng khó chịu như: đau xương hoặc đau đầu,… thì xạ trị có thể giúp làm giảm các triệu chứng đó và chỉ định xạ trị trong trường hợp này gọi là xạ trị giảm nhẹ. Trong một số trường hợp trường chiếu của xạ trị bao phủ lên gần như toàn bộ cơ quan và xạ với liều vùa đủ để kiểm soát triệu chứng, ví dụ: Xạ trị toàn não trong di căn não. Trong một số trường hợp tổn thương di căn nhỏ, bác sỹ có thể tiến hành kỹ thuật xạ phẫu bằng các kỹ thuật như: Gamma knife, Cyber knife,...

Xạ trị cũng có thể được chỉ định nếu lan rộng tới hạch bạch huyết hoặc da mà không thể cắt bỏ được. Các nghiên cứa đang được tiến hành nhằm đánh giá hiệu quả của việc kết hợp xạ trị và thuốc trong điều trị u hắc tố ác tính.

Các phương pháp điều trị ung thư hắc tố4 Xạ trị là phương pháp sử dụng năng lương cao từ tia X hoặc các các hạt nhằm tiêu diệt tế bào ung thư

Tác dụng không mong muốn của xạ trị

Tác dụng không mong muốn nói chung của xạ trị bao gồm kích ứng da, viêm da, mệt mỏi. Các triệu chứng này thường giảm dần sau khi kết thúc xạ trị một vài tuần. Dùng kem chứa corticoid bôi tại chỗ và kháng sinh có thể làm giảm tình trạng viêm da do xạ trị.

Tùy thuộc vào vị trí chiếu xạ mà tác dụng phụ lên cơ quan lành có thể nặng nề hơn ở một số cơ quan. Ví dụ: xạ rị vùng đầu cổ có thể gây kích ứng tạm thời niêm mạc miệng, khó nuốt. Xạ trị trực tiếp vào vùng nách hoặc bẹn làm tăng nguy cơ gây phù bạch huyết chi. Phù bạch có thể kéo dài và nặng lên, do vậy bạn cần trao đổi với bác sỹ về tác dụng không mong muốn có thể của xạ trị và các dự phòng, xử trí.

Điều trị toàn thân (nội khoa)

Điều trị toàn thân là phương pháp sử dụng thuốc để tiêu diệt tế bào ung thư. Các thuốc sau khi đưa vào sẽ theo tuần hoàn đi khắp cơ thể và tác động tới tế bào ung thư. Điều trị toàn thân thường được phụ trách bởi một bác sỹ nội khoa ung thư- bác sỹ được đào tạo chuyên sâu về việc sử dụng thuốc để điều trị ung thư.

Đường dùng phổ biến nhất với các thuốc trong điều trị toàn thân là đường tiêm truyền tĩnh mạch hoặc đường uống.

Một số liệu pháp toàn thân trong điều trị ung thư hắc tố ác tính bao gồm:

  • Liệu pháp miễn dịch;
  • Điều trị đích;
  • Hóa trị.

Đặc điểm chính của mỗi liệu pháp điều trị sẽ được giải thích chi tiết trong mục tiếp sau đây. Một người bệnh có thể điều trị bằng một liệu pháp toàn thân hoặc sẽ phối hợp giữa các phương pháp ở cùng thời điểm. Điều trị toàn thân có thể là liệu pháp duy nhất hoặc là một phần của kế hoạch điều trị tổng thể khi phối hợp với các phương pháp tại chỗ/tại vùng khác như phẫu thuật và/hoặc xạ trị.

Các thuốc trong điều trị ung thư hắc tố đang tiếp tục được nghiên cứu và ngày càng có thêm nhiều thuốc điều trị mới. Để hiểu rõ hơn về thuốc điều trị bạn nên trao đổi với bác sỹ phụ trách việc kê đơn thuốc cho bạn về lợi ích và tác dụng không mong muốn có thể xảy ra, đồng thời thông báo với bác sỹ nếu bạn đã, đang hoặc có định dùng thêm một loại thảo dược, thực phẩm hỗ trợ nào đó vì một số thành phần trong đó có thể có nguy cơ tương tác với thuốc điều trị bạn đang dùng.

Thủy Phan

Nguồn tham khảo: yhoccongdong

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin