Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Đối với những người đã từng bị ngộ độc thực phẩm, đó là một trải nghiệm thật sự khủng khiếp. Ngộ độc thực phẩm có nguy cơ tăng mạnh đặc biệt là vào mùa nắng nóng này. Cùng tham khảo các phương pháp ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm vào mùa nắng nóng nhé!
Thời tiết nóng lên đồng nghĩa với việc vi khuẩn sinh sôi nảy nở nhanh hơn, đồ ăn dễ ôi thiu dẫn đến tình trạng ngộ độc thực phẩm, tiêu chảy cũng tăng cao. Qua bài viết sau đây, nhà thuốc Long Châu gửi đến bạn một số phương pháp ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm vào mùa nắng nóng rất đơn giản nhưng cực kỳ dễ làm để giúp bạn luôn khỏe mạnh trong thời gian nắng nóng đỉnh cao này nhé!
Mùa hè thời tiết nắng nóng là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn, vi rút phát triển làm thức ăn dễ bị ôi thiu. Thêm vào đó, những hành vi không bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất và kinh doanh thực phẩm cũng góp phần gia tăng các vụ ngộ độc thực phẩm.
Các nguyên nhân ngộ độc thực phẩm thường gặp trong mùa nóng:
Để bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng ngừa ngộ độc thực phẩm mùa hè, bạn cần thực hiện các phương pháp ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm vào mùa nắng nóng như sau:
Hy vọng với các phương pháp ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm vào mùa nắng nóng như trên, bạn sẽ phòng tránh được những rủi ro về việc ngộ độc ăn uống vào ngày hè nóng bức này.
Một người có dấu hiệu bị ngộ độc thực phẩm khi bị nôn liên tục, nôn ra máu, đi ngoài nhiều, tiêu chảy, có lúc đi ra máu, người mệt mỏi, đuối sức, có thể sốt hoặc không, nếu sốt thì nhiệt độ trên 38oC.
Ở mức độ ngộ độc thực phẩm nhẹ, bạn có thể khắc phục hậu quả bằng biện pháp đơn giản như bù nước (uống nhiều nước lọc sạch và ăn nhẹ). Nếu các triệu chứng không thuyên giảm mà có dấu hiệu nặng thêm thì nhất định phải đi khám càng sớm càng tốt.
Khi phát hiện các triệu chứng trên, nếu người bệnh chưa nôn ra được hoặc nôn chưa hết, bạn hãy giúp bệnh nhân nôn hết phần thực phẩm vừa ăn ra, dùng tay móc họng hoặc dùng một chiếc thìa sạch hướng sâu về phía cổ họng sẽ giúp nôn nhanh hơn. Nhớ để đầu người bệnh cúi thấp hơn ngực để nước nôn không tràn vào phổi gây nguy hiểm.
Nôn xong, bổ sung thêm nước cho bệnh nhân như nước cam, nước chanh, ăn cháo loãng hay truyền nước biển. Sau đó, để ổn định sức khỏe, người bệnh nên ăn các thức ăn dễ tiêu, ít dầu mỡ. Nếu áp dụng mọi biện pháp trên, mà người bệnh vẫn nôn không ngừng, sốt nặng hơn, đi ngoài ra máu thì nên đưa ngay người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất để kịp cứu chữa.
Phòng ngừa là cách chữa bệnh tốt nhất trong hàng loạt các biện pháp đối phó với các vấn đề ngộ độc thực phẩm trong mùa nắng nóng. Hy vọng với những thông tin mà nhà thuốc Long Châu chia sẻ trên, bạn hãy chú ý các phương pháp ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm vào mùa nắng nóng để tránh những rủi ro đáng tiếc này cho chính bản thân mình nhé!
Yến Quỳnh
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền
Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.