Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Những ngày đầu tháng 2/2025, Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên đã ghi nhận số lượng ca mắc bệnh cúm chiếm hơn một nửa số bệnh nhân nằm viện điều trị. Những bệnh nhân nặng thường là người già trên 65 tuổi và người có bệnh nền. Vì vậy, người dân tuyệt đối không nên chủ quan trước loại cúm này.
Sau Tết, số ca bệnh nhập viện do mắc cúm A (cúm mùa) tại tỉnh Thái Nguyên đang có xu hướng tăng cao hơn so với những năm gần gây. Đáng nói, số lượng bệnh nhân trải dài ở đủ các lứa tuổi, đặc biệt là người già trên 65 tuổi và người có bệnh nền. Các chuyên gia y tế cảnh báo các tỉnh miền núi cảnh báo gia tăng cúm A sau Tết và người dân cần tăng cường biện pháp tiêm vắc xin cúm, đeo khẩu trang, giữ vệ sinh cá nhân, tránh tiếp xúc với người bệnh để bảo vệ sức khỏe.
Bác sĩ Nông Văn Huy, Trưởng Khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện A Thái Nguyên cho biết rằng, năm nay số ca đến khám và nhập viện do cúm A tăng đáng kể so với cùng kỳ các năm trước. Đáng chú ý, dịch cúm không chỉ ảnh hưởng đến một nhóm tuổi nhất định mà lan rộng ở nhiều độ tuổi khác nhau, từ trẻ nhỏ, thanh niên cho đến người cao tuổi. Khi bệnh nhân đến viện, các bác sĩ sẽ tiến hành khám sàng lọc, những trường hợp nặng hoặc có bệnh nền sẽ được chỉ định nhập viện để theo dõi chặt chẽ. Trước Tết, tuy đã xuất hiện một vài ca mắc lẻ tẻ nhưng sau kỳ nghỉ lễ, số ca nhiễm cúm A tăng mạnh.
Hiện tại, Khoa Truyền nhiễm đang điều trị cho 26 bệnh nhân, trong đó có 8 người mắc cúm A. Trong số đó, có hai phụ nữ mang thai và một bệnh nhân có tiền sử suy tim, sau khi nhiễm cúm A đã tiến triển thành viêm phổi. Các bệnh nhân thường nhập viện với triệu chứng phổ biến như sốt cao, mệt mỏi nhiều.
Tình trạng tương tự cũng diễn ra tại Khoa Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên. Trong hơn 40 bệnh nhân đang điều trị tại đây, hơn một nửa ca mắc cúm A, chỉ có một số ít trường hợp nhiễm cúm B. Theo các chuyên gia y tế, cúm A có nguy cơ gây biến chứng cao hơn, đặc biệt là viêm phổi ở trẻ nhỏ và người cao tuổi. Trong khi đó, cúm B thường có diễn biến nhẹ hơn và ít dẫn đến biến chứng nghiêm trọng.
Bác sĩ Nguyễn Thị Mai Huyền, Phó Trưởng Khoa Bệnh nhiệt đới, cho biết trong khoảng hai tháng qua, Khoa đã tiếp nhận hơn 80 ca cúm với số bệnh nhân nhập viện gia tăng đáng kể sau Tết. Nhóm bệnh nhân chủ yếu là người trên 65 tuổi hoặc những người có bệnh nền như suy thận mạn tính, bệnh tim, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và suy giảm miễn dịch. Trong số các ca đang điều trị, chỉ có một trường hợp nặng bị viêm cơ tim trên nền suy tim, phổi tắc nghẽn mạn tính và tiểu đường, gia đình đã xin đưa bệnh nhân về nhà. Những bệnh nhân còn lại đều đáp ứng tốt với phác đồ điều trị và dần hồi phục.
Cúm A thường bùng phát mạnh vào thời điểm giao mùa đông xuân khi tiết trời ẩm ướt, tạo điều kiện thuận lợi cho virus phát tán và lây lan rộng trong cộng đồng. Đây cũng là một trong những nguyên nhân lý giải vì sao sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, số ca mắc cúm A lại gia tăng đáng kể.
Có nhiều yếu tố dẫn đến sự bùng phát mạnh của dịch cúm mùa năm 2025 sau kỳ nghỉ Tết:
Phòng bệnh luôn là cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe, đặc biệt trong mùa cúm. Dưới đây là một số biện pháp hiệu quả giúp hạn chế nguy cơ lây nhiễm cúm mà bạn có thể áp dụng:
Bên cạnh đó, việc giữ ấm cơ thể, uống đủ nước, bổ sung vitamin C từ cam, chanh, tăng cường thực phẩm giàu dinh dưỡng cũng giúp tăng sức đề kháng, giảm nguy cơ mắc bệnh. Quan trọng nhất là tiêm vắc xin phòng cúm hằng năm để bảo vệ cơ thể trước virus cúm.
Tại Việt Nam, cúm mùa có thể xuất hiện quanh năm, nhưng thường gia tăng mạnh vào hai giai đoạn cao điểm là tháng 2 - 3 và tháng 9 - 10. Do đó, thời điểm thích hợp nhất để tiêm phòng cúm nhằm đảm bảo miễn dịch tốt là vào khoảng tháng 6 - 7 hằng năm.
Tiêm vắc xin phòng cúm là biện pháp hiệu quả giúp bảo vệ sức khỏe, đặc biệt là trong mùa cúm. Trung tâm Tiêm chủng Long Châu cung cấp các loại vắc xin cúm an toàn và hiệu quả như Influvac Tetra (Hà Lan), Ivacflu-S (Việt Nam) và Vaxigrip Tetra (Pháp). Hãy đến Trung tâm Tiêm chủng Long Châu để được tư vấn và tiêm phòng!
Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền
Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.