Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Mẹ & bé

Bị cúm có chuyển phôi được không?

Thanh Hương

23/04/2025
Kích thước chữ

Nhiều phụ nữ lo lắng không biết bị cúm có chuyển phôi được không, có ảnh hưởng đến tỷ lệ thành công của IVF không? Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ các nguy cơ để tìm ra câu trả lời chính xác nhất cho riêng mình. Đồng thời, bài viết cũng đưa ra những lưu ý và hướng xử trí an toàn khi mắc cúm trong quá trình chuẩn bị chuyển phôi.

Chuyển phôi là giai đoạn quan trọng trong hành trình thụ tinh trong ống nghiệm (IVF). Lúc này, người phụ nữ phải có sức khỏe ổn định để tăng cơ hội thành công. Tuy nhiên, không ít trường hợp chị em mắc cúm ngay trước hoặc trong thời gian chuẩn bị chuyển phôi, khiến nhiều người lo lắng về ảnh hưởng của bệnh cúm đến kết quả IVF. Vậy bị cúm có chuyển phôi được không? Câu trả lời sẽ được Long Châu làm rõ ngay trong bài viết này.

Ảnh hưởng của bệnh cúm đến quá trình chuyển phôi

Bệnh cúm là một bệnh nhiễm virus cấp tính đường hô hấp, thường khởi phát đột ngột với các triệu chứng như sốt, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, sổ mũi, đau họng và ho. Đôi khi, bệnh kèm theo triệu chứng buồn nôn, nôn, tiêu chảy, đặc biệt ở trẻ em. Bệnh thường kéo dài khoảng 1 tuần nhưng có thể nặng lên ở người có sức đề kháng yếu.

Nhiễm cúm có thể làm thay đổi đáp ứng miễn dịch, gây ảnh hưởng đến sự ổn định của môi trường nội mạc tử cung. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng tiếp nhận phôi của nội mạc tử cung, làm giảm tỷ lệ thành công khi chuyển phôi. Nếu hệ miễn dịch hoạt động quá mức, nguy cơ đào thải phôi sau khi chuyển cũng tăng lên.

Bị cúm có chuyển phôi được không 1
Bị cúm có chuyển phôi được không là mối quan tâm lớn của nhiều phụ nữ đang thực hiện IVF

Ngoài ra, bệnh cúm khiến cơ thể mệt mỏi, suy nhược, sốt cao. Những vấn đề này có thể khiến nội mạc tử cung không đủ điều kiện tiếp nhận phôi, ảnh hưởng đến quá trình làm tổ và phát triển của phôi. Đặc biệt, nếu người bệnh phải sử dụng thuốc điều trị cúm (kháng viêm, kháng sinh, giảm đau). Một số loại thuốc có thể làm thay đổi nội tiết tố và ảnh hưởng đến độ dày, cấu trúc hoặc tính tiếp nhận của niêm mạc tử cung.

Khi nào nên hoãn hoặc có thể chuyển phôi do cúm?

Việc hoãn chuyển phôi do cúm hay vẫn chuyển phôi bị bị cúm là quyết định cần cân nhắc kỹ lưỡng dựa trên mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng và tình trạng sức khỏe tổng thể của người bệnh.

Khi nào nên hoãn chuyển phôi do cúm?

Trong các trường hợp nhiễm cúm mức độ trung bình đến nặng, việc tạm hoãn chuyển phôi nên được xem xét trên cơ sở đánh giá lâm sàng bởi bác sĩ chuyên khoa. Mắc cúm nặng sẽ có các dấu hiệu như: Sốt cao kéo dài, mệt mỏi nhiều, khó thở, tức ngực, viêm hô hấp nặng hoặc suy nhược cơ thể. Nếu phải dùng thuốc trị cúm, người bệnh cần trao đổi kỹ với bác sĩ về các loại thuốc đang sử dụng để được tư vấn phù hợp.

Ngoài ra, những phụ nữ từng thất bại chuyển phôi nhiều lần hoặc có tiền sử rối loạn miễn dịch càng cần tìm hiểu kỹ bị cúm có chuyển phôi được không và trì hoãn kịp thời.

Bị cúm có chuyển phôi được không 2
Cần xin tư vấn của bác sĩ để quyết định có nên hoãn chuyển phôi không

Trường hợp bị cúm có thể chuyển phôi

Trong trường hợp chỉ bị cúm nhẹ, không sốt cao, không suy nhược cơ thể và không có các triệu chứng viêm hô hấp nặng, người bệnh có thể cân nhắc chuyển phôi dưới sự giám sát chặt chẽ của bác sĩ chuyên khoa. Một số tài liệu từ các trung tâm IVF quốc tế cho thấy, cúm nhẹ không có tác động đáng kể đến quá trình chuẩn bị và theo dõi niêm mạc chuyển phôi (FertilityHarbor, 2023). Tuy nhiên, người bệnh cần tránh tự ý dùng thuốc trị cúm khi chưa có chỉ định. Ngoài ra, người bệnh cũng cần chủ động theo dõi sát các triệu chứng, kiểm soát tốt tình trạng cúm và tăng cường đề kháng để nhanh khỏi cúm.

Bị cúm khi chuẩn bị chuyển phôi làm gì để nhanh khỏi?

Khi bị cúm trong giai đoạn chuẩn bị chuyển phôi, bạn cần lưu ý những điểm sau để nhanh hồi phục và đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho quá trình chuyển phôi:

  • Ngay khi có dấu hiệu cúm, bạn nên đến bệnh viện để được bác sĩ đánh giá mức độ nghiêm trọng của triệu chứng, từ đó quyết định nên tiếp tục hay hoãn chuyển phôi.
  • Dành thời gian nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc giúp cơ thể nhanh chóng hồi phục và tăng cường sức đề kháng. Bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn bị cúm có chuyển phôi được không.
  • Ăn uống đầy đủ, bổ sung các thực phẩm giàu vitamin C, vitamin A (trái cây, rau củ), protein (thịt, cá, trứng, sữa) để tăng đề kháng, rút ngắn thời gian phục hồi.
  • Thực hiện các biện pháp phòng ngừa như đeo khẩu trang, vệ sinh tay và mũi họng, giữ không gian sống sạch sẽ và thoáng mát để hạn chế lây nhiễm virus.
  • Tập các bài vận động nhẹ giúp tăng cường sức khỏe tổng thể, giảm căng thẳng và hỗ trợ hồi phục nhanh hơn.
  • Giữ tinh thần lạc quan, tránh lo lắng quá mức để không ảnh hưởng đến sức khỏe và kết quả chuyển phôi.
Bị cúm có chuyển phôi được không 3
Bị cúm nặng nên chữa khỏi trước khi chuyển phôi

Lưu ý và chuẩn bị trước khi chuyển phôi

Trước khi chuyển phôi, việc chuẩn bị kỹ lưỡng về sức khỏe tổng thể và chủ động phòng ngừa các yếu tố nguy cơ rất quan trọng.

Thực hiện các xét nghiệm cần thiết

Đầu tiên, người phụ nữ cần thực hiện đầy đủ các xét nghiệm cần thiết như: Kiểm tra nội tiết, đánh giá niêm mạc tử cung, xét nghiệm máu, nước tiểu và các bệnh lý tiềm ẩn để đảm bảo cơ thể đủ điều kiện chuyển phôi. Việc khám sức khỏe tổng quát giúp phát hiện sớm các vấn đề như nhiễm trùng, rối loạn miễn dịch hoặc bệnh lý nền có thể ảnh hưởng đến khả năng tiếp nhận phôi và thai kỳ sau này.

Thông báo cho bác sĩ về các loại thuốc đang dùng

Đồng thời, người phụ nữ cũng cần thông báo chi tiết cho bác sĩ về tất cả các loại thuốc đang sử dụng, bao gồm thuốc điều trị cúm, thuốc bổ, thảo dược hoặc thực phẩm chức năng. Việc cung cấp thông tin đầy đủ giúp bác sĩ tư vấn điều chỉnh phù hợp, tránh ảnh hưởng đến nội mạc tử cung hoặc gây tương tác bất lợi với các thuốc hỗ trợ sinh sản.

Chủ động phòng ngừa cúm

Chủ động phòng ngừa cúm là việc vô cùng cần thiết trong giai đoạn chuẩn bị chuyển phôi. Nữ giới nên tiêm vắc xin phòng cúm trước khi bắt đầu quy trình IVF để giảm nguy cơ bị cúm. Các biện pháp duy trì vệ sinh cá nhân tốt như rửa tay thường xuyên, đeo khẩu trang khi đến nơi đông người, tránh tiếp xúc với người đang mắc cúm, tăng cường sức đề kháng bằng chế độ ăn giàu vitamin C, D, kẽm, ngủ đủ giấc và giữ tinh thần thoải mái,… cũng rất quan trọng.

Bị cúm có chuyển phôi được không 4
Cần thăm khám cẩn thận và đảm bảo sức khỏe trước khi chuyển phôi

Thăm khám và điều trị sớm khi có biểu hiện bất thường

Khi có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào về sức khỏe hoặc nghi ngờ mắc cúm, nữ giới cần thăm khám sớm và điều trị dứt điểm. Mọi vấn đề sức khỏe đều cần được điều trị trước khi chuyển phôi, để đảm bảo điều kiện tốt nhất cho phôi làm tổ và phát triển.

Với thắc mắc bị cúm có chuyển phôi được không, các bác sĩ cho rằng không phải mọi trường hợp bị cúm đều phải hoãn chuyển phôi. Nhưng việc đánh giá kỹ lưỡng sức khỏe trước khi thực hiện là vô cùng quan trọng. Nếu chỉ bị cúm nhẹ, không sốt cao hay suy nhược, chị em có thể cân nhắc chuyển phôi dưới sự theo dõi sát của bác sĩ. Ngược lại, khi cúm diễn tiến nặng, nên hoãn chuyển phôi để tránh ảnh hưởng đến kết quả IVF và sức khỏe lâu dài.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Vũ Kiều Ngân

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin
Chủ đề:chuyển phôiCúm