Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Các triệu chứng và cách điều trị, phòng ngừa bệnh mề đay mẩn ngứa

Ngày 25/05/2022
Kích thước chữ

Mề đay mẩn ngứa là bệnh ngoài da, tuy không lây lan, không truyền nhiễm nhưng dễ tái phát và xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào. Bệnh này không nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại gây ngứa ngáy, khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống cũng như thẩm mỹ của người bệnh.

Muốn điều trị bệnh thì phải tìm hiểu sâu hơn về nguyên nhân, tác nhân gây bệnh để từ đó có phương pháp điều trị hiệu quả nhất. Cùng Nhà Thuốc Long Châu đi tìm hiểu cụ thể hơn về vấn đề này.

Định nghĩa bệnh mề đay

Mề đay mẩn ngứa là tình trạng phản ứng giữa các tác nhân dị ứng bên ngoài hoặc bên trong cơ thể với các mao mạch, niêm mạc da gây nên hiện tượng phồng da, phù da làm cho người bệnh ngứa ngáy, bức rức, khó chịu.

Bệnh này xuất hiện trên một vùng da hoặc toàn bộ cơ thể, có những người bệnh chỉ mắc mề đay trong vòng vài ngày hoặc vài tuần, nếu dưới 6 tuần thì gọi là mề đay cấp tính còn kéo dài trên 6 tuần thì gọi là mề đay mãn tính.

Triệu chứng nổi bật của bệnh này là mẩn ngứa, khó chịu khiến cho bệnh nhân có phản ứng gãi liên tục làm cho làn da bị tổn thương, dễ trầy xước, nhiễm trùng cũng như để lại sẹo, thâm sau này.

Đặc biệt những bệnh nhân mề đay mà bị sưng mạch ở đường tiêu hóa, khí quản thì rất nguy hiểm, nếu không đến bệnh viện kịp thời sẽ ảnh hưởng đến tính mạng của bệnh nhân.

Các triệu chứng và cách điều trị, phòng ngừa bệnh mề đay, mẩn ngứa 1

Mề đay khiến bệnh nhân ngứa ngáy, khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng sống

Nguyên nhân gây bệnh mề đay

Bất cứ căn bệnh nào cũng nên tìm hiểu kỹ nguyên nhân gây bệnh để xây dựng phác đồ điều trị hợp lý, tuy nhiên đối với bệnh mề đay cho dù thực hiện tất cả xét nghiệm vẫn khó phát hiện được nguyên nhân gây bệnh, chính vì thế mà bệnh này khó điều trị dứt điểm, dễ tái phát. Những nguyên nhân gây bệnh dễ nhận thấy như:

  • Dị ứng thuốc.
  • Dị ứng thức ăn, đồ uống.
  • Dị ứng mỹ phẩm.
  • Dị ứng với lông chó, mèo, phấn hoa các loại,...
  • Bị côn trùng cắn.
  • Do gen di truyền.
  • Do một số bệnh lý như suy giáp, cryoglobulinemia, lupus ban đỏ làm nội tiết bị rối loạn,  cơ thể bị suy giảm khả năng miễn dịch gây nên mề đay, mẩn ngứa.
  • Do giới tính, tuổi tác: Nữ giới thường là phụ nữ sau sinh có nguy cơ cao hơn so với nam giới, tỉ lệ trẻ em mắc bệnh cũng nhiều hơn người lớn tuổi.

Lông chó mèo, phấn hoa các loại là nguyên nhân gây nên mề  đay, mẩn ngứa

Lông chó mèo, phấn hoa các loại là nguyên nhân gây nên mề đay, mẩn ngứa

Các triệu chứng của bệnh mề đay

Do mức độ của bệnh cũng như thể trạng mỗi người, mỗi giai đoạn của bệnh mà xảy ra các triệu chứng khác nhau như:

  • Da nổi mẩn đỏ: Trên cơ thể sẽ xuất hiện các nốt nhỏ có kích thước khác nhau tập trung ở một vùng da cố định hoặc nằm rải rác khắp cơ thể. Cũng có một số bệnh nhân ban đầu chỉ phát hiện ở một vùng da nào đó rồi mới lan ra khắp cơ thể.
  • Ngứa ngáy: Ngứa là triệu chứng rõ nhất, khiến người bệnh khó chịu, nhất là về chiều tối và ban đêm làm cho bệnh nhân khó ngủ.

Ngoài các triệu chứng trên thì người bệnh còn bị mệt mỏi, tiêu chảy, sưng môi, mắt, huyết áp thấp, nhịp tim bị rối loạn, xuất hiện nhiều mụn nước nhỏ li ti,...

Các triệu chứng và cách điều trị, phòng ngừa bệnh mề đay, mẩn ngứa 3

Ngứa ngáy là một trong những triệu chứng nổi bật của bệnh mề đay

Điều trị mề đay, mẩn ngứa

Hiệu quả của việc điều trị mề đay phụ thuộc vào người bệnh có phát hiện và chữa trị sớm hay không? Nếu mắc phải mề đay cấp tính thì có thể chữa khỏi trong vòng vài ngày còn mề đay mãn tính lâu hơn và khó trị dứt điểm, dễ tái đi tái lại mà còn ảnh hưởng đến nhiều bộ phận khác trong cơ thể.

Sau khi nắm được nguyên nhân gây nên mề đay mẩn ngứa thì phương pháp điều trị hiệu quả nhất đó là loại bỏ các tác nhân gây kích ứng bằng cách dùng thuốc đặc trị hoặc thuốc kháng sinh như thuốc kháng Histamin như Chlorpheniramine, nhóm thuốc Steroid, nhóm thuốc Corticosteroid. Tuy nhiên, đối với những trường hợp bị mề đay do gen di truyền thì không thể trị khỏi dứt điểm được, chỉ có cách làm giảm bớt các triệu chứng ngứa ngáy khó chịu cho bệnh nhân.

Các cách phòng ngừa mề đay, mẩn ngứa

Phòng bệnh hơn chữa bệnh, những ai đã từng có tiền sử mề đay, mẩn ngứa nên nắm rõ các phương pháp phòng tránh bệnh để hạn chế tái đi tái lại nhiều lần, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Các cách phòng tránh như sau:

  • Người bệnh có tiền sử bị mề đay, mẩn ngứa tuyệt đối tránh xa các tác nhân gây kích ứng da như hóa mỹ phẩm, lông chó mèo, hải sản, hóa chất tẩy rửa,...
  • Mặc quần áo thoáng mát, rộng rãi, được làm từ chất liệu an toàn, dịu nhẹ có làn da nhạy cảm.
  • Vệ sinh cơ thể hằng ngày, sử dụng sữa tắm có tính chất dịu nhẹ, lành tính cũng có thể tắm cùng bột yến mạch.
  • Tập luyện thể dục thường xuyên để nâng cao sức khỏe, tăng cường sức đề kháng, giảm nguy cơ mắc bệnh.
  • Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, đủ dinh dưỡng, khoa học, tránh các thực phẩm dị ứng như hải sản, sữa bò, các chế phẩm từ sữa bò,...
  • Thường xuyên dọn dẹp nhà cửa tạo không gian thoáng mát, tránh ẩm thấp để da không bị kích ứng trước các tác nhân gây bệnh và không tái bệnh khi thời tiết giao mùa hoặc thời tiết thay đổi đột ngột.
  • Luôn giữ cho tinh thần thoải mái, vui vẻ, tránh căng thẳng, chú trọng xây dựng một giấc ngủ ngon.

Các triệu chứng và cách điều trị, phòng ngừa bệnh mề đay, mẩn ngứa 4

Xây dựng thực đơn dinh dưỡng để tăng cường sức đề kháng, phòng tránh bệnh

Mề đay, mẩn ngứa tuy không quá nguy hiểm nhưng khi phát hiện mắc bệnh nên đến bệnh viện uy tín để các bác sĩ chẩn đoán và xây dựng phác đồ điều trị phù hợp với từng bệnh nhân, tuyệt đối không tự ý điều trị để tránh những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.

Hoàng Trang

Nguồn tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin