Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Tin tức sức khỏe

Đừng ngó lơ các yếu tố làm tăng nguy cơ ung thư vú quan trọng này!

Ngày 13/11/2017
Kích thước chữ

Các nhà khoa học vẫn chưa làm rõ nguyên nhân dẫn đến ung thư vú. Tuy nhiên, bạn cũng nên biết một số yếu tố làm tăng nguy cơ ung thư vú để phòng ngừa. Như

Các nhà khoa học vẫn chưa làm rõ nguyên nhân dẫn đến ung thư vú. Tuy nhiên, bạn cũng nên biết một số yếu tố làm tăng nguy cơ ung thư vú để phòng ngừa.

Như chúng ta đã biết, mỗi tế bào sinh ra đều tuân theo quy luật sinh, lão, bệnh, tử. Quá trình này luôn được kiểm soát chặt chẽ bởi một cơ chế rất phức tạp nhằm đảm bảo không có bất cứ một tế bào nào chống lại quy luật tự nhiên trên. Tuy nhiên, vì một lý do nào đó, hệ thống kiểm soát mắc lỗi dẫn đến một số tế bào phát triển, sinh sản quá nhanh và đặc biệt là không chết đi theo quy luật. Kết quả là khối u hình thành như một căn cứ địa kiên cố bao bọc bên trong là những tế bào ung thư hung hãn chực chờ cơ hội để xâm chiếm những bộ phận khác trên cơ thể. Đó là cách ung thư hình thành và ung thư vú cũng là một trong số đó! Vậy đâu là nguyên nhân chính khiến hệ thống bảo vệ cơ thể bị mắc lỗi? Ai đã khuấy động sự cân bằng của tự nhiên? Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về các yếu tố làm tăng nguy cơ ung thu vú để các bạn cùng nhau phòng tránh.

1. Cân nặng là yếu tố làm tăng nguy cơ ung thư vú

Đừng nên ngó lơ các yếu tố tăng nguy cơ ung thư vú quan trọng này
Cân nặng là yếu tố tăng nguy cơ ung thư vú

Mối liên kết giữa cân nặng và nguy cơ ung thư vú vẫn còn phức tạp. Ví dụ, nguy cơ này xuất hiện ở người già, phụ nữ mãn kinh nhưng có thể không tăng cao ở những người bị thừa cân từ nhỏ. Ngoài ra, chất béo thừa trong khu vực eo có thể ảnh hưởng đến nguy cơ phát triển một lượng chất béo khác ở hông và đùi. Các nhà nghiên cứu tin rằng các tế bào mỡ ở các bộ phận khác nhau của cơ thể có sự khác biệt rất nhỏ.

Hiệp hội Ung thư Mỹ khuyến cáo bạn duy trì một trọng lượng khỏe mạnh trong suốt cuộc đời bằng cách cân bằng lượng thức ăn của bạn với hoạt động thể chất và tránh tăng cân quá mức.

2. Tập thể dục làm giảm nguy cơ mắc ung thư

Một trong những cách tốt nhất để cân bằng sức khỏe, cũng như giảm nguy cơ mắc ung thư vú là tập thể dục thường xuyên. Tiến sĩ Colditz nói rằng: Tập thể dục không hoàn toàn làm giảm nguy cơ ung thư vú, mà nó có liên quan mật thiết là: Tập thể dục có thể giúp kiểm soát cân nặng, giúp kiểm soát mức máu của một số hormone liên quan đến ung thư vú và cải thiện chức năng miễn dịch, có thể giúp chống lại các bệnh nhiễm trùng liên quan đến ung thư.

3. Thực phẩm lành mạnh giúp phòng ngừa ung thư vú

Đừng nên ngó lơ các yếu tố tăng nguy cơ ung thư vú quan trọng này
Ăn thực phẩm lành mạnh phòng ngừa ung thư vú

Chế độ ăn uống không lành mạnh, ăn quá nhiều đồ ăn nhanh, thịt đỏ, thịt nướng, ít rau quả…không chỉ gây thừa cân, béo phì mà còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư vú. Ngoài ra, việc nạp nhiều calories cũng có nguy cơ mắc bệnh gấp 1.5-2 lần bình thường.

Tiến sĩ Colditz cho biết: ăn nhiều rau, thực phẩm giàu chất xơ hữu cơ giúp giảm nguy cơ bị ung thư vú. Vì vậy, bạn nên thiết lập cho mình một chế độ ăn uống lành mạnh nhiều rau quả, ngũ cốc, ít protein động vật để không mắc phải căn bệnh này.

4. Rượu là yếu tố làm tăng nguy cơ ung thư vú

Ngay cả khi bạn uống rượu với liều lượng ít cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú. Tiến sĩ Colditz nói: Rượu là chất gây ung thư cho mô vú và các mô khác trong cơ thể. Thêm vào đó, việc tiêu thụ rượu làm tăng mức hoóc môn. Các mức hoóc môn tuần hoàn liên quan trực tiếp đến nguy cơ ung thư vú vì chúng làm gia tăng sự tăng trưởng tế bào và tăng trưởng khối u. Đồng thời hút thuốc cũng là yếu tố tăng nguy cơ ung thư vú không kém gì rượu.

5. Thuốc tránh thai là yếu tố làm tăng nguy cơ ung thư vú

Đừng nên ngó lơ các yếu tố tăng nguy cơ ung thư vú quan trọng này
Uống thuốc có thể tăng nguy cơ ung thư vú

Thuốc tránh thai chứa một số chất như estrogen và progesterone, có nguy cơ làm tăng khả năng ung thư vú, nhất là đối với những người sử dụng thuốc lâu dài. Nguy cơ này sẽ biến mất không lâu sau khi bạn ngưng sử dụng thuốc, thông thường là 5 năm. Mặc dù nghiên cứu về vấn đề này chưa có kết quả rõ ràng nhưng phụ nữ cũng cần hạn chế tối thiểu việc sử dụng thuốc tránh thai, vì về cơ bản nó đã không thực sự tốt cho sức khỏe.

6. Kích thích khả năng mang thai

Nhiều phụ nữ sử dụng hooc môn để mang thai rất quan tâm đến việc các loại thuốc đó có ảnh hưởng đến nguy cơ mắc ung thư vú hay không. Tiến sĩ Colditz nói: Hiện tại vẫn chưa rõ liệu phương pháp điều trị sinh sản kích thích buồng trứng có ảnh hưởng đến nguy cơ ung thư vú hay không. Đây là một lĩnh vực hoạt động nghiên cứu, với một số nghiên cứu cho thấy các phương pháp điều trị sinh đẻ làm tăng nguy cơ ung thư vú nhưng các nghiên cứu khác thì lại không.

7. Cho con bú

Đừng nên ngó lơ các yếu tố tăng nguy cơ ung thư vú quan trọng này
Cho con bú bằng sữa mẹ không những tốt cho con mà còn hạn chế nguy cơ ung thư vú

Cho con bú bắng sữa mẹ sẽ giúp bạn giảm nguy cơ ung thư vú. Tiến sĩ Colditz cho biết: Phụ nữ cho con bú có thể duy trì được mức prolactin hoóc môn thấp hơn, và nồng độ prolactin cao có liên quan trực tiếp đến ung thư vú, vì chúng rất quan trọng trong việc phân chia tế bào và sự phát triển của mô vú. Do đó, tốt nhất bạn nên cho con bú từ 1 năm rưỡi đến 2 năm.

8. Yếu tố di truyền

Nếu trong gia đình bạn có người thân thích như mẹ và con gái hay chị và em gái từng mắc căn bệnh này thì bạn có nguy cơ bị ung thư cao hơn so với những phụ nữ khác. Trong hoàn cảnh đó, bạn nên xét nghiệm ung thư sớm và thường xuyên để giảm nguy cơ mắc bệnh tối đa.

9. Giai đoạn hành kinh

Độ tuổi bắt đầu hành kinh và độ tuổi mãn kinh liên quan đến nguy cơ mắc ung thư vú của bạn. Nghiên cứu khoa học cho thấy, cơ thể càng tiếp xúc lâu với estrogen, càng dễ bị ung thư vú. Nếu bạn tắt kinh sau 55 tuổi hay bắt đầu có kinh trước 12 tuổi, tức thời gian cơ thể tiết ra estrogen dài hơn, bạn dễ bị bệnh hơn. Về cơ bản, càng nhiều chu kì kinh nguyệt trong cuộc đời bạn thì nguy cơ mắc ung thư vú càng cao.

10. Mang thai 

Đừng nên ngó lơ các yếu tố tăng nguy cơ ung thư vú quan trọng này
Mang thai cũng là biện pháp giúp giảm nguy cơ ung thư vú

Mặc dù mang thai khiến hormone trong cơ thể bạn thay đổi nhưng điều này cũng có lợi. Tiến sĩ Colditz nói: “Sau khi sinh em bé, lượng hormone bị thay đổi chút ít, tế bào phân chia chậm hơn và có nhiều thời gian để sửa chữa các tổn thương DNA. Độ tuổi mang thai lần đầu tiên cũng là một nhân tố ảnh hưởng đến nguy cơ ung thư vú. Khoảng thời gian từ lần hành kinh đầu tiên đến lần sinh đầu tiên càng dài, số chu kỳ kinh nguyệt càng lớn, tỷ lệ phân chia tế bào tối đa thì thời gian sửa chữa các tổn thương càng ít, từ đó làm tăng nguy cơ ung thư vú”, ông nói.

11. Độ dày của vú

Một yếu tố tăng nguy cơ ung thư vú mới được phát hiện là là độ dày của ngực bạn. Không chỉ vì nó ảnh hưởng đến việc phát hiện bệnh ung thư khi chụp quang tuyến vú, mà đó là sự liên kết giữa mô vú và mô mỡ. Phụ nữ có kích thước ngực càng dày thì nguy cơ mắc ung thư vu cao hơn 3 đến 4 lần so với phụ nữ ngực nhỏ.

Hường

Nguồn: Parents

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin