Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Chàm bội nhiễm ở trẻ em thường xảy ra khi các bé chuẩn bị lên 1 tuổi với biểu hiện da khô, đỏ, ngứa ngáy. Mặc dù chàm bội nhiễm không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng sẽ khiến các bé cảm thấy khó chịu, ảnh hưởng đến sự phát triển sau này. Vì thế, cách chăm sóc trẻ bị chàm bội nhiễm luôn là điều được quan tâm hàng đầu của các bậc cha mẹ.
Ở chàm bội nhiễm, vi khuẩn và mầm bệnh sẽ tấn công vào da của trẻ và gây nên những tổn thương nghiêm trọng. Phụ huynh nên biết cách chăm sóc trẻ khi mắc bệnh để hạn chế ảnh hưởng của các triệu chứng và giúp con cảm thấy cảm thấy thoải mái hơn.
Các triệu chứng của chàm bội nhiễm thường biểu hiện sau 5-12 ngày sau khi trẻ tiếp xúc với mầm bệnh. Dấu hiệu đầu tiên của trẻ mắc chàm bội nhiễm thường là phát ban mụn nước. Những mụn nước đỏ bọng nước này sẽ xuất hiện thành cụm và lan rộng ở nhiều vị trí như đầu, cánh tay, chân, sau tai,... Chúng gây ngứa ngứa ngáy, đau nhức, khi vỡ ra có thể làm trẻ bị chảy máu và sưng viêm nghiêm trọng.
Bên cạnh đó, ở một số trẻ còn có các triệu chứng khác trong thời gian phát bệnh như mệt mỏi, sốt, ớn lạnh, sưng hạch bạch huyết,... Mức độ bệnh của từng trẻ vào từng thời điểm mà sẽ thay đổi, có lúc nhẹ lúc nặng, đòi hỏi bố mẹ phải quan sát, chăm sóc bé sát sao.
Các dấu hiệu nhận biết chàm bội nhiễm ở trẻ em
Sau khi phát hiện những dấu hiệu mắc bệnh ở trẻ, chúng ta có thể hạn chế những tác động của chàm bội nhiễm đến các bé bằng cách áp dụng các phương pháp chăm sóc sau.
Khi bị chàm bội nhiễm, làn da của trẻ sẽ trở nên nhạy cảm hơn bao giờ hết, vì thế các bậc phụ huynh cần tránh để con tiếp xúc với các yếu tố gây kích ứng da. Không cho trẻ mặc quần áo len hay dùng các loại chăn ga gối tạo nhiều lông và sợi vải. Sử dụng xà bông, bột giặt, khăn ướt và những sản phẩm tẩy rửa an toàn với trẻ nhỏ, không chứa các chất độc hại với làn da. Thường xuyên làm sạch không khí trong nhà cũng như che chắn cẩn thận cho bé khi ra ngoài để hạn chế nguy cơ dị ứng từ các tác nhân như phấn hoa, bụi, lông thú,...
Có thể cho bé thoa các loại kem dưỡng ẩm chuyên dụng cho trẻ em, không mùi hương, thuốc nhuộm hay không chất kích ứng để làm mềm da ngay cả khi hết bệnh. Kem dưỡng ẩm sẽ làm giảm tình trạng khô ráp, bong tróc, đem lại cảm giác dễ chịu cho làn da nên rất thích hợp cho các bé đang mắc chàm bội nhiễm.
Thoa các loại kem dưỡng ẩm chuyên dụng cho trẻ em
Thời tiết mùa hè với nhiệt đô cao, bí bách là yếu tố khởi phát phổ biến nhất của bệnh chàm. Phụ huynh nên cho bé mặc 1 hoặc 2 lớp quần áo mỏng, dẹp bỏ chăn bông, len ra khỏi vị trí nằm của con và thay bằng khăn, chăn vải mềm. Duy trì nhiệt độ phòng ở mức vừa phải và nên tắm cho con mỗi ngày để đảm bảo cơ thể trẻ luôn khô ráo, không thấm ướt mồ hôi hay nước tiểu.
Chàm bội nhiễm gây ngứa ngáy rất khó chịu và kích thích các bé gãi nhiều hơn. Tuy nhiên, gãi có thể tạo ra các vết xước, gây nhiễm trùng và khiến bệnh nặng hơn. Do vậy, ba mẹ có thể dùng khăn mềm, ướt chạm nhẹ vào vùng da bị ngứa hoặc dùng bình xịt muối khoáng để giảm cảm giác khó chịu ngay lập tức. Chúng ta cũng có thể khiến trẻ phân tâm khi đang gãi và luôn cắt gọn, giữ sạch móng tay cho trẻ.
Dùng khăn ướt chạm nhẹ vào vùng da bị ngứa của trẻ
Có một số trường hợp, chàm bội nhiễm xuất phát từ nguyên nhân dị ứng thực phẩm, do vậy phụ huynh cũng cần để tâm đến những thực phẩm mà con ăn hằng ngày. Đối với những trẻ lớn hơn, bạn không nên cho trẻ hấp thụ các loại thức ăn chứa phẩm màu, chất phụ gia, chất bảo quản, hạn chế sử dụng thực phẩm chứa bơ sữa, tiêu xanh, cà chua, khoai tây, cà tím... vì chúng có thể khiến các nốt mụn chàm bội nhiễm trở nặng.
Tuy chàm là bệnh phổ biến nhưng không dễ để kiểm soát chúng. Khi bạn tiến hành chăm sóc trẻ tại nhà sau 2-3 ngày mà tình trạng vẫn không thuyên giảm hay trẻ xuất hiện dấu hiệu bị nhiễm trùng như chảy dịch, đóng vảy, nứt nẻ ở vùng da bị chàm bội nhiễm, bạn nên đưa ngay trẻ đến cơ sở y tế để được bác sĩ điều trị chuyên khoa. Tùy vào từng trường hợp mà bác sĩ sẽ có hướng chữa trị riêng để giúp trẻ mau khỏi bệnh. Nhiệm vụ của các bậc phụ huynh là phối hợp theo các yêu cầu của bác sĩ để chăm sóc con trẻ, không tự ý sử dụng thuốc hay áp dụng những phương pháp “chữa bệnh tự nhiên” khi chưa có chỉ định.
Đưa trẻ đến bác sĩ khi bệnh không thuyên giảm sau 2 ngày điều trị
Bệnh chàm bội nhiễm ở trẻ nhỏ tuy không gây hậu quả nguy hiểm đến sức khỏe tổng quát nhưng sẽ khiến trẻ vô cùng khó chịu, ảnh hưởng không tốt nên quá trình phát triển về sau của trẻ. Hy vọng bài viết trên đây sẽ giúp các bậc phụ huynh kịp thời phát hiện các dấu hiệu của chàm bội nhiễm cũng như cách chăm sóc hiệu quả cho trẻ khi mắc bệnh, từ đó giúp bảo vệ sức khỏe các bé một toàn diện nhất!
Hoàng Trang
Nguồn tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung
Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.