Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Chai chân là vấn đề nhiều người gặp phải. Nó có thể gây mất thẩm mỹ kèm triệu chứng khó chịu. Nếu đang bị chai chân, bạn nên áp dụng ngay những cách chữa chai chân này.
Chai chân không phải là một bệnh lý ở chân mà là một vấn đề rất thường gặp ở hầu hết chúng ta. Thông thường, chai chân khiến đôi chân mất thẩm mỹ, kém mịn màng. Đôi khi, chai chân gây vướng víu, đau đớn, bất tiện trong đi lại. Nếu đang gặp phải tình trạng này, còn chờ đợi gì mà bạn không áp dụng ngay cách chữa chai chân dưới đây chứ!
Vết chai chân là những vùng da tăng sinh dày lên, cứng hơn ở lớp biểu bì da và màu sắc khác so với những vùng da còn lại. Chúng thường xuất hiện ở vị trí chịu nhiều lực tì đè như gót chân, đầu ngón chân, cạnh mắt cá chân, dưới lòng bàn chân…
Kích thước vết chai chân dao động từ vài mm đến vài cm. Chúng có thể dày lên, lớn hơn và đậm màu hơn theo thời gian nếu không được khắc phục kịp thời.
Vết chai chân hình thành trong một thời gian dài do những nguyên nhân như:
Trong hầu hết các trường hợp, vết chai chân chỉ gây mất thẩm mỹ, gây khó chịu. Nhưng cũng có khi vết chai chân gây đau đớn. Đó là khi chai chân mang nhân cứng ở giữa. Chúng có hình nón với đáy ở bề mặt da nên chúng ta nhìn bằng mắt thấy rất bình thường. Nhưng phần đỉnh chóp nón lại đâm hướng vào trong, chèn ép các mô và dây thần kinh xung quanh tạo cảm giác đau dữ dội. Cũng có trường hợp chai chân gây viêm tại chỗ và gây cảm giác đau.
Cách chữa chai chân bằng tỏi là một trong những cách chữa chai chân tại nhà đơn giản nhất. bạn chỉ cần cắt ngang củ tỏi chà lên vùng da chân bị chai trong 2 - 3 phút. Sau đó bạn có thể thái tép tỏi thành từng lát mỏng để đắp lên vùng da đó rồi dùng băng gạc băng lại. Bạn lưu qua đêm đến sáng hôm sau tháo băng và rửa lại chân. Kiên trì thực hiện cách này hàng đêm chai chân sẽ được cải thiện đáng kể.
Từ lâu, tinh bột nghệ đã được ứng dụng phổ biến trong chăm sóc da. Nghệ có tác dụng làm mềm và sát khuẩn da. Tính kháng khuẩn tự nhiên của nghệ tiêu diệt nấm và vi khuẩn trú ngụ trên vùng da bị chai, thực chất là vùng da chết. Áp dụng cách này lâu ngày vết chai chân sẽ mềm dần rồi biến mất. Tất cả những gì bạn cần làm là trộn tinh bột nghệ với mật ong thành một hỗn hợp sệt. Sau đó đắp lên vết chai chân rồi để qua đêm. Sáng hôm sau bạn rửa lại bằng nước ấm sẽ thấy vết chai chân mềm đi đáng kể.
Acid tự nhiên trong chanh có tác dụng tẩy tế bào da chết, làm mềm và làm mờ dần vết chai chân. Chanh cũng rất hiệu quả trong việc loại bỏ mùi hôi chân và vi khuẩn trú ngụ trên chân. Bạn chỉ cần cắt chanh tươi thành nhiều lát để đắp lên vùng da bị chai. Sau đó bạn dùng gạc quấn quanh chân hoặc đeo tất để cố định và lưu lại qua đêm. Bạn nên kiên trì đắp chanh cho đến khi vết chai sần biến mất thì ngừng.
Hành tây không những được dùng để trị sẹo mà còn có thể trị chai chân hiệu quả. Các chất chống oxy hóa trong hành tây có tác dụng loại bỏ những vết chai sần, chữa lành tổn thương trên da nếu có. Tinh chất trong củ hành tây còn có thể làm mềm da, giảm dần triệu chứng khó chịu ở những vết chai sần lâu năm. Việc bạn cần làm là thái đôi củ hành tây, chà sát trên vết chai chân khoảng 3 phút, sau đó thái lát và đắp lên vết chai chân qua đêm.
Chữa chai chân bằng dứa cũng tương tự như dùng chanh. Bạn cũng cắt dứa thành lát mỏng, đắp lên vết chai và lưu lại qua đêm. Enzyme bromelain trong dứa có thể chữa chai sần trên da nhanh chóng. Acid tự nhiên trong dứa cũng có tác dụng tẩy tế bào da chết. Các vitamin đặc biệt là vitamin C có thể đẩy nhanh quá trình phục hồi da và giảm cảm giác khó chịu tại vị trí bị chai sần (nếu có).
Yến mạch có nhiều tác dụng với làn da như tẩy da chết, làm mềm da. Đắp yến mạch thường xuyên sẽ khiến vết chai sần dần biến mất. Bạn có thể dùng bột yến mạch trộn với nước thành hỗn hợp sệt để đắp. Bạn cũng có thể dùng yến mạch massage lên vùng da bị chai mỗi ngày.
Cách chữa chai chân bằng acid salicylic là cách đang được nhiều người áp dụng vì hiệu quả nhanh hơn sử dụng nhiên liệu thiên nhiên. Acid salicylic sẽ phá vỡ liên kết tế bào da chết ở những vết chai sần khiến chúng bong tróc dần và biến mất hoàn toàn. Bạn có thể mua acid salicylic dạng lỏng hoặc dạng gel đều được. Trước khi bôi acid, bạn ngâm chân vào nước ấm rồi dùng đá hoặc bàn chà để chà bớt tế bào da chết ở vết chai. Sau đó, bạn lau khô chân và bôi acid salicylic lên vùng da bị chai sần. Lưu acid trên da khoảng 5 phút sau đó bạn mới rửa sạch chân. Cách này nên áp dụng 3 lần mỗi tuần.
Trên thị trường hiện nay cũng có sản phẩm miếng dán chữa chai chân. Bạn có thể mua miếng dán này để dán lên chân và lưu lại qua đêm. Đến ngày hôm sau bạn có thể tháo miếng dán và đi lại bình thường. Các sản phẩm kem làm mềm gót chân cũng có tác dụng làm mỏng dần và biến mất những vết chai sần dày cộp.
Những ai đang bị chai chân cần lưu ý những vết chai sần hoàn toàn có thể tái phát. Sau khi áp dụng cách chữa chai chân thành công, bạn nên áp dụng các biện pháp phòng ngừa như đi giày dép thoải mái, da chân quá mỏng có thể đi tất khi đi giày để hạn chế lực ma sát…
Thanh Hương
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy
Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.