Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Trẻ em là đối tượng dễ gặp phải lẹo mắt do chưa có ý thức tự giữ gìn vệ sinh bản thân. Vậy khi bé bị lẹo mắt thì nên chữa trị như thế nào để đạt hiệu quả nhanh chóng. Hãy cùng nhà thuốc Long Châu tìm hiểu cách chữa lẹo mắt ở trẻ em đúng đắn và dễ thực hiện nhé!
Mặc dù lẹo mắt là loại viêm nhiễm lành tính nhưng nếu chủ quan và không được chữa trị kịp thời, lẹo mắt có thể gây ảnh hưởng đến thị lực về sau của con trẻ.
Lẹo mắt là bệnh thường gặp ở trẻ em. Đây là hội chứng viêm mí mắt cấp tính thường do vi khuẩn (Staphylocoque) gây ra hoặc xuất hiện sự xâm nhập của tụ cầu khuẩn vào tuyến chân lông mi. Vi khuẩn này có thể gây nhiễm khuẩn cục bộ, sưng đỏ ở kế bên rìa bờ mi và tạo thành mụn lẹo nhỏ màu đỏ và có nhân vàng ở giữa. Khi bị lẹo mắt, trẻ thường khó chịu, đau đớn, không thể nhìn rõ và ảnh hưởng đến sức khỏe.
Có hai loại lẹo mắt thường gặp nhất ở trẻ, đó là: Lẹo mọc bên ngoài bờ mi và lẹo mọc bên trong bờ mi.
Khi trẻ bị lẹo mắt, bé sẽ thường cảm thấy ngứa quanh mí mắt, từ đó dẫn đến hành động gãi và dụi vào lòng trong của mắt. Nếu tay không được rửa sạch, mắt sẽ bị viêm nhiễm trầm trọng hơn, sau đấy mắt sẽ sưng đỏ, đau. Sau một vài ngày, mụn lẹo sẽ càng sưng to và đỏ hơn, thậm chí bên trong còn xuất hiện nhân mủ màu vàng. Trong lúc này, bậc phụ huynh nên lưu ấy, hạn chế tối đa việc bé gãi lên mắt, hành động này sẽ làm vỡ mủ vàng và gây nhiễm trùng mắt trầm trọng hơn. Bên cạnh đó cũng nên hạn chế để bé hoạt động mạnh ra mồ hôi nhiều và nên để bé sinh hoạt ở môi trường có không khí trong lành, không bị ảnh hưởng bởi khói bụi và ô nhiễm.
Thông thường, lẹo mắt sẽ hết sau khoảng một tuần kể từ lúc khởi phát. Sau thời gian này, vết thương do vỡ mủ sẽ lành dần mà không cần can thiệp quá nhiều các biện pháp điều trị. Tuy nhiên, các bậc phụ huynh cũng có thể áp dụng một số phương pháp và mẹo dân gian dưới đây để giúp mắt bé nhanh chóng bình phục hơn:
Bên cạnh đó, trong thời gian bị lẹo mắt, cha mẹ nên thường xuyên bổ sung đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho con, không cho bé ăn thức ăn có tính nóng, dầu mỡ và gây sưng, mủ.
Mặc dù lẹo mắt là một bệnh thông thường và hầu như không gây ảnh hưởng quá lớn đến sức khỏe của trẻ em. Nhưng nếu bé bị lẹo mắt và kèm theo một số biểu hiện sau đây, cha mẹ nên nhanh chóng đưa con tới bệnh viện với chuyên khoa mắt để được thăm khám và chữa trị kịp thời.
Khi đến bệnh viện, các bác sĩ chuyên khoa sẽ thăm khám và chữa trị bài bản. Một số trường hợp sẽ cho bệnh nhân chích lẹo nếu mụn lẹo sưng quá to. Vì mắt là bộ phận siêu nhạy cảm, bắt buộc cha mẹ phải tìm hiểu kỹ và tìm đến các bác sĩ có chuyên môn, tay nghề cùng cơ sở y tế có khoa học cao cùng các máy móc hiện đại để chữa trị dứt điểm lẹo mắt cho bé, giảm thiểu để lại sẹo và gây biến chứng về sau.
Như đã nói ở trên, bệnh ở mắt như “lẹo” là do vi khuẩn gây ra. Bởi vậy, cách để phòng ngừa bệnh lẹo tốt nhất là tránh để mắt tiếp xúc với vi khuẩn, không cho vi khuẩn thâm nhập vào đôi mắt và bờ mi của trẻ bằng các phương pháp giữ sạch mắt đơn giản và thiết thực như sau:
Lẹo mắt không phải là một bệnh khó điều trị. Tuy nhiên, nếu bậc làm cha làm mẹ không phát hiện kịp thời, bệnh có thể chuyển biến nặng, thậm chí là phải can thiệp đến biện pháp rạch mủ. Biện pháp này đòi hỏi bác sĩ phải có chuyên môn xử lý để tránh gây ra những biến chứng về sau.
Phụ huynh nên đưa con em tới bác sĩ chuyên khoa mắt ngay từ lúc mắt bé có những dấu hiệu bất thường để được chẩn đoán và tư vấn cách chăm sóc mắt an toàn cho con, gíup mắt bé mau chóng bình phục.
Như Nguyễn
Nguồn: Tổng hợp
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.