Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Tay chân miệng thường gặp ở những trẻ dưới 3 tuổi, trẻ càng nhỏ bệnh càng dễ diễn biến nặng. Để tránh những biến chứng nguy hiểm cha mẹ nên nắm được cách chữa tay
Khi phát hiện bé xuất hiện những dấu hiệu bệnh tay chân miệng như phát ban tay chân, loét miệng, sốt và đau họng, cha mẹ nên ngay lập tức đưa bé đến bệnh viện để được các bác sĩ thăm khám và hướng dẫn phương pháp điều trị kịp thời. Sau đó cha mẹ có thể đưa bé về nhà điều trị, vì tay chân miệng rất dễ lây lan nên cách ly bé tại nhà sẽ giúp hạn chế lan rộng và diễn biến xấu của bệnh.
Sau đây là một vài cách chữa tay chân miệng tại nhà các mẹ nên nắm chắc:
Nhiều phụ huynh lo lắng khi thấy lòng bàn tay, lòng bàn chân, bẹn hay một vài vị trí khác trên cơ tể bé nổi nhiều mụn nước. Tuy nhiên, riêng đối với bệnh tay chân miệng ở trẻ em thì nổi nhiều mụn nước lại là trường hợp bệnh nhẹ hơn so với nổi ít. Mọi người thường bôi thuốc xanh để mụn nhanh khô nhưng bác sĩ khuyên không nên làm hành động này. Thuốc xanh cản trở bác sĩ để nhận biết và thăm khám cho trẻ. Cha mẹ chỉ cần lưu ý tắm rửa cho bé nhẹ tay để tránh làm vỡ nước, sau vài ngày mụn sẽ tự động khô.
Kháng sinh chỉ cần thiết chỉ định cho bệnh tay chân miệng ở trẻ em nếu xuất hiện loét miệng nhiều gây bội nhiễm. Còn những trường hợp chỉ loét miệng dạng nhẹ thì cha mẹ không nên cho bé uống kháng sinh. Vitamin cũng tương tự như thế, thậm chí vitamin khiến trẻ đau miệng nhiều hơn.
Cách chữa tay chân miệng tại nhà cho bé trong trường hợp này rất đơn giản. Khi trẻ bị đau rát họng nhiều, mẹ dùng thuốc Grangel (thuốc trị đau dạ dày) bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh rồi cho trẻ ngậm sẽ hết đau rát nhanh chóng. Đối với các vết loét miệng, sử dụng thuốc này chấm vào cũng cho tác dụng giảm đau nhanh chóng. Còn hiện tượng ngứa là do cha mẹ kiêng không tắm cho bé mà gây ra. Tay chân miệng không nhất thiết phải kiêng hoàn toàn với nước, cứ tắm rửa cho bé bình thường chỉ cần đảm bảo nhẹ tay không khiến các mụn nước bị vỡ.
Cần phải khẳng định là hầu hết trường hợp các bé mắc tay chân miệng đều có biểu hiện biếng ăn, quấy khóc khi ăn. Biểu hiện này xuất phát từ triệu chứng loét miệng và đau họng khiến các bé khó chịu. Vì vậy cha mẹ nên chú ý để tránh làm tổn thương thêm các vét loét và cổ họng, nên cho các bé ăn thức ăn nguội, mềm, dễ nuốt, dễ tiêu, ăn miếng nhỏ một. Tuyệt đối hạn chế những món có gia vị cay, mặn, chua mạnh.
Thực chất những cách chữa tay chân miệng tại nhà này các phụ huynh sẽ đều được các bác sĩ căn dặn kỹ khi đi thăm khám cho trẻ. Chăm sóc chu đáo và đúng cách sẽ khiến trẻ lành bệnh nhanh hơn.
Linh Đan