Bệnh tay chân miệng độ 2: Triệu chứng, nguy cơ và cách phòng tránh
19/04/2025
Kích thước chữ
Mặc định
Lớn hơn
Bệnh tay chân miệng là một bệnh truyền nhiễm thường gặp ở trẻ nhỏ, đặc biệt vào thời điểm giao mùa. Trong đó, tay chân miệng độ 2 là giai đoạn bệnh đã bắt đầu chuyển biến nặng, tiềm ẩn nhiều nguy cơ biến chứng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh, dấu hiệu nhận biết, nguy cơ biến chứng và cách phòng tránh hiệu quả.
Bệnh tay chân miệng (TCM) gây ra bởi virus thuộc nhóm Enterovirus. Trong đó, tay chân miệng độ 2 do virus Enterovirus 71 (EV71) gây nên và được xem là nguy hiểm hơn do có nguy cơ biến chứng nặng như viêm não, viêm màng não, thậm chí gây tử vong. Việc nhận biết đúng các dấu hiệu cảnh báo, theo dõi các biến chứng của bệnh trong giai đoạn này là điều vô cùng quan trọng để bảo vệ sức khoẻ và phòng tránh nguy cơ nhiễm bệnh ở trẻ.
Tìm hiểu về bệnh tay chân miệng độ 2
Bệnh tay chân miệng là một loại bệnh truyền nhiễm thường gặp ở trẻ nhỏ, nhất là các bé dưới 5 tuổi do virus đường ruột Enterovirus đặc biệt hai chủng virus Coxsackie A16 và Enterovirus 71 (EV71) là tác nhân chủ yếu. Bệnh tay chân miệng (TCM) độ 2 do virus Enterovirus 71 (EV71) gây nên. Đây là chủng virus có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm hơn so với virus Coxsackie A16. Trong đó các ca biến chứng nặng chủ yếu do virus EV71 gây ra, với nguy cơ mắc bệnh nặng so với các chủng virus tay chân miệng khác. Virus lây lan do tiếp xúc trực tiếp với nước bọt, dịch tiết đường hô hấp, dịch từ mụn nước của người nhiễm bệnh. Ngoài ra, virus cũng có thể truyền gián tiếp qua các bề mặt, vật dụng đã nhiễm mầm bệnh.
Bệnh tay chân miệng độ 2 do virus Enterovirus 71 (EV71) gây nên
Triệu chứng và cách nhận biết của bệnh tay chân miệng độ 2
Những dấu hiệu đầu tiên của tay chân miệng độ 2 thường giống với bệnh tay chân miệng thông thường, các triệu chứng của bệnh sẽ xuất hiện rõ hơn sau khoảng thời gian ủ bệnh 3 - 6 ngày, được chia ra làm hai nhóm mỗi nhóm sẽ có những triệu chứng đặc trưng để nhận diện rõ hơn về mức độ bệnh và chuyển biến của bệnh :
Tay chân miệng độ 2a
Bệnh tay chân miệng có thể diễn biến sang những mức độ nặng hơn.Trong đó, độ 2a là mức độ bệnh có biểu hiện tổn thương thần kinh mức độ nhẹ. Ở giai đoạn này bệnh sẽ xuất hiện những triệu chứng như sau:
Sốt cao đột ngột, cơn sốt trở nên nặng dần, từ dưới 38.5 độ C lên trên 39 độ C. Sốt cao kéo dài và không có dấu hiệu giảm khi đã dùng thuốc hạ sốt. Đây là triệu chứng đầu tiên thường kéo dài 1 - 2 ngày.
Giật mình đột ngột với tần suất dưới 2 lần trong khoảng thời gian 30 phút (có thể giật mình khi đang chơi, đang ngủ, không liên quan đến các yếu tố bên ngoài như âm thanh lớn, các tiếng động mạnh,...).
Phát ban dạng phỏng nước xuất hiện ở lòng bàn tay, khuỷu tay, lòng bàn chân, bên trong miệng, mông hoặc đầu gối.
Một số trẻ có thể có dấu hiệu nôn, mệt mỏi, mắt lờ đờ (dấu hiệu cảnh báo biến chứng thần kinh).
Đặc biệt các nốt phỏng nước mọc ở miệng, họng sẽ gây ra tình trạng đau miệng, loét họng, tăng tuyến nước bọt khiến trẻ gây biếng ăn, lười bú.
Sốt cao đột ngột, cơn sốt trở nên nặng dần là một trong những triệu chứng bệnh tay chân miệng độ 2a
Tay chân miệng độ 2b
Khi bệnh bước sang giai đoạn độ 2b, sẽ có nguy cơ xuất hiện các biến chứng nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Với các triệu chứng dễ nhận biết bao gồm:
Trẻ co giật, giật mình liên tục nhiều hơn 2 lần trong khoảng thời gian 30 phút kèm theo các triệu chứng mạch đập nhanh trên 130 lần/phút thường có triệu chứng mệt mỏi muốn ngủ nhiều, không tỉnh táo.
Sốt cao trên 39.5 độ C, không có dấu hiệu hạ sốt sau 48 giờ, mạch đập trên 150 lần/phút, run người, run tay, run chân, thở nhanh, chi yếu, đi không vững, giọng nói thay đổi và mắt nhìn ngược.
Biến chứng nguy hiểm của chủng virus EV71
Sau thời gian ủ bệnh 3 - 7 ngày, chủng virus EV71 sẽ có nguy cơ gây ra những biến chứng nguy hiểm sau:
Viêm não, viêm màng não: Một tình trạng viêm ở màng xung quanh não và tủy sống, có thể dẫn đến các vấn đề về thần kinh. Virus EV71 có khả năng xâm nhập vào hệ thần kinh trung ương, gây viêm não hoặc viêm màng não, có thể dẫn đến hôn mê, rối loạn ý thức và tử vong nếu không điều trị kịp thời.
Viêm cơ tim, suy tim, phù phổi cấp: Một số trường hợp nặng có thể dẫn đến viêm cơ tim, suy tim cấp hoặc suy hô hấp do tổn thương phổi gây nguy hiểm đến tính mạng.
Khi gặp những trường hợp trên cần đến bệnh viện để kịp thời theo dõi và cấp cứu để tránh nguy hiểm.
Viêm màng não là biến chứng nguy hiểm từ virus EV71
Cách phòng tránh bệnh như thế nào?
Hiện nay, bệnh tay chân miệng ở trẻ em vẫn chưa có vắc xin phòng ngừa chính thức cũng như thuốc điều trị đặc hiệu. Do đó, việc chủ động áp dụng các biện pháp dự phòng đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe và hạn chế nguy cơ lây nhiễm trong cộng đồng, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ. Các biện pháp phòng ngừa khuyến cáo bao gồm:
Đảm bảo vệ sinh cá nhân: Trẻ cần được rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước sạch, đặc biệt trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và sau khi vui chơi.
Giữ gìn vệ sinh môi trường sống: Nhà cửa cần được vệ sinh thường xuyên, đặc biệt là các bề mặt tiếp xúc, đồ chơi, vật dụng ăn uống của trẻ nên được khử khuẩn định kỳ.
Hạn chế tiếp xúc với nguồn lây: Tránh để trẻ tiếp xúc gần với người đang mắc bệnh. Nếu trẻ có dấu hiệu nghi ngờ mắc tay chân miệng, cần cho nghỉ học và cách ly tại nhà để theo dõi.
Tăng cường sức đề kháng: Xây dựng chế độ dinh dưỡng cân đối, đầy đủ các nhóm chất; đảm bảo trẻ uống đủ nước, nghỉ ngơi hợp lý nhằm hỗ trợ hệ miễn dịch hoạt động hiệu quả.
Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng để phòng bệnh tay chân miệng
Hiện nay, một số quốc gia đã nghiên cứu và phát triển vắc xin phòng bệnh tay chân miệng do EV71, giúp giảm nguy cơ mắc bệnh nhưng vẫn chưa được phổ biến ở Việt Nam. Tay chân miệng độ 2 do virus EV71 gây ra là một bệnh nguy hiểm với nguy cơ biến chứng rất cao, đặc biệt ở trẻ nhỏ. Việc nhận diện sớm triệu chứng và thực hiện các biện pháp phòng ngừa là điều vô cùng quan trọng và cần thiết để bảo vệ sức khỏe. Nếu trẻ có biểu hiện bất thường như sốt cao kéo dài, giật mình, mệt mỏi, phụ huynh cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay để được kiểm tra và điều trị kịp thời.
Có thể bạn quan tâm
Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm
Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.