Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ/
  4. Kiến thức y khoa

Tay chân miệng lây qua đường nào? Cách phòng tránh bệnh tay chân miệng

27/04/2025
Kích thước chữ

Tay chân miệng là một bệnh lý thường gặp ở trẻ em. Không chỉ lây lan nhanh chóng, căn bệnh này còn có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng đối với sức khỏe. Để phòng tránh chứng bệnh này một cách hiệu quả, việc hiểu rõ tay chân miệng lây qua đường nào là vô cùng cần thiết. Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu thêm về bệnh tay chân miệng và những con đường lây lan của nó qua bài viết sau đây nhé!

Bệnh tay chân miệng là một loại bệnh truyền nhiễm có tốc độ lây lan nhanh chóng, đặc biệt vào thời điểm giao mùa. Trẻ em thường dễ mắc phải bệnh lý này hơn do sức đề kháng của trẻ còn yếu. Các bậc phụ huynh cần có kiến thức về bệnh và biết rõ tay chân miệng lây qua đường nào để kiểm soát dịch bệnh hiệu quả. Hãy cùng tìm hiểu về tay chân miệng và những cách phòng tránh căn bệnh này qua bài viết sau đây nhé!

Một số thông tin về bệnh tay chân miệng

Tay chân miệng là một chứng bệnh có khả năng lây lan rất nhanh, bệnh tay chân miệng khá phổ biến tại Việt Nam. Hiện nay, vẫn chưa có vắc xin phòng bệnh tay chân miệng, do đó bạn nên chủ động phòng ngừa bệnh bằng cách giữ gìn vệ sinh cá nhân và xây dựng một lối sống sinh hoạt lành mạnh. Các triệu chứng đặc trưng của bệnh là các vùng da trên cơ thể sẽ bị tổn thương, xuất hiện các vết phỏng nước tập trung chủ yếu ở vùng miệng, lòng bàn chân, bàn tay.

Tay chân miệng lây qua đường nào? Cách phòng tránh bệnh tay chân miệng 1
Triệu chứng đặc trưng của bệnh tay chân miệng là xuất hiện các vết phỏng nước trên da

Nguyên nhân chính dẫn đến bệnh tay chân miệng là do sự xâm nhập của các loại virus thuộc nhóm Enterovirus gây ra, thường thấy nhất là Enterovirus EV71 và Coxsackievirus A16. Khi bị nhiễm Enterovirus EV71, người bệnh có khả năng phải đối mặt với những biến chứng nghiêm trọng như viêm màng não, viêm não, gây ảnh hưởng hệ thần kinh, rối loạn hệ điều hòa hô hấp và tim mạch ở trẻ nhỏ. Nếu người bệnh không được điều trị kịp thời và đúng cách, trường hợp xấu nhất có thể dẫn đến tử vong.

Đến cuối tháng 5/2022, thống kê trên toàn quốc có hơn 5000 ca mắc bệnh tay chân miệng, trong đó có 1 trường hợp tử vong. Bộ Y Tế đưa ra cảnh báo rằng bệnh sẽ có xu hướng phát triển mạnh trong thời gian tới, do đó các bậc phụ huynh cần chú ý và có hiểu biết về vấn đề tay chân miệng lây qua đường nào cũng như các triệu chứng của bệnh để có biện pháp phòng tránh và xử lý bệnh kịp thời.

Tay chân miệng lây qua đường nào?

Vậy tay chân miệng lây qua đường nào? Câu trả lời cho câu hỏi trên là bệnh tay chân miệng chủ yếu lây truyền qua đường tiêu hóa và đường hô hấp. Sau đây là một số trường hợp có thể dẫn đến lây nhiễm tay chân miệng phổ biến:

Lây qua đường hô hấp

Virus gây bệnh tồn tại trong dịch tiết của người bệnh khi hô hấp như nước mũi, nước bọt, dịch họng,... Khi người bệnh hắt hơi, nói chuyện hoặc ho, các giọt bắn chứa virus sẽ bị phát tán vào đường không khí. Con đường lan truyền chủ yếu của virus là lây qua đường giọt bắn, đặc biệt là tại các môi trường sinh hoạt tập thể như trường học, virus có khả năng lây lan nhanh chóng qua không khí.

Tay chân miệng lây qua đường nào? Cách phòng tránh bệnh tay chân miệng 2
Một trong những câu trả lời cho câu hỏi tay chân miệng lây qua đường nào là đường hô hấp

Tiếp xúc trực tiếp với người bệnh

Không chỉ lây lan qua các giọt bắn, bệnh tay chân miệng cũng có thể lây truyền thông qua việc tiếp xúc trực tiếp với các vết phỏng nước, vết lở loét trên cơ thể người bệnh. Đặc biệt đối với các môi trường chăm sóc trẻ em và gia đình, nơi người lớn và trẻ em cũng như trẻ em với nhau thường xuyên có sự tiếp xúc gần gũi.

Tiếp xúc với dịch tiêu hóa của bệnh nhân

Virus gây bệnh tay chân miệng cũng có thể tồn tại trong dịch tiêu hóa, phân của người bệnh. Kể cả sau khi các triệu chứng bệnh đã biến mất vài tuần, virus vẫn có khả năng tồn tại trong phân. Virus có thể lây truyền khi cha mẹ hoặc người chăm sóc không vệ sinh tay sạch sẽ sau khi đi vệ sinh hoặc khi thay tã cho trẻ nhỏ nhiễm bệnh. Virus cũng có khả năng lan truyền khi bạn trực tiếp chạm vào các bề mặt hoặc vật dụng có phân của người bệnh

Tiếp xúc với bề mặt chứa virus

Tay chân miệng cũng có thể lây truyền thông qua việc tiếp xúc gián tiếp với các bề mặt có chứa virus. Virus gây bệnh có thể tồn tại trên các bề mặt như sàn nhà, tay nắm cửa, bàn ghế, đồ chơi của trẻ,... Khi bạn tiếp xúc với các bề mặt này và đưa tay lên mũi, mắt, miệng ngay sau đó, virus có thể xâm nhập cơ thể bạn và gây bệnh một cách nhanh chóng. Virus có thể tồn tại ở các bề mặt này từ vài giờ cho đến vài ngày, tùy thuộc vào loại bề mặt và môi trường, virus có thể tồn tại lâu hơn trong môi trường ẩm ướt, mát mẻ.

Tay chân miệng lây qua đường nào? Cách phòng tránh bệnh tay chân miệng 3
Tay chân miệng có thể lây truyền thông qua việc tiếp xúc gián tiếp với các bề mặt có chứa virus như tay nắm cửa

Cách phòng tránh bệnh tay chân miệng

Bệnh tay chân miệng là một bệnh truyền nhiễm thường gặp ở trẻ nhỏ và không nên xem nhẹ, đặc biệt trong bối cảnh hiện nay vẫn chưa có vắc xin phòng bệnh. Do đó, việc chủ động thực hiện các biện pháp dự phòng đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát và hạn chế lây lan dịch bệnh. Một số biện pháp phòng ngừa hiệu quả bao gồm:

  • Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với người đang mắc bệnh tay chân miệng.
  • Rửa tay bằng xà phòng và nước sạch, đặc biệt sau khi đi vệ sinh, trước và sau khi ăn.
  • Cha mẹ hoặc người chăm sóc cần vệ sinh tay kỹ lưỡng sau khi tiếp xúc với trẻ bệnh.
  • Giữ vệ sinh môi trường sống, thường xuyên làm sạch và khử khuẩn các bề mặt và đồ dùng sinh hoạt.
  • Tránh đưa trẻ đến nơi đông người trong thời điểm dịch bệnh diễn biến phức tạp.
  • Không sử dụng chung vật dụng ăn uống giữa các trẻ, ngay cả khi một trong số đó đã khỏi bệnh.
  • Đảm bảo chế độ ăn hợp vệ sinh, ăn chín, uống sôi.
  • Không mớm thức ăn cho trẻ; tập cho trẻ sử dụng riêng dụng cụ ăn uống.
  • Không để trẻ mút tay hay ngậm đồ chơi; đồ chơi cần được làm sạch thường xuyên.
  • Tiệt trùng các vật dụng cá nhân như khăn tay, chén, đũa, thìa, ly,... để tránh lây nhiễm chéo.

Trong trường hợp trẻ có biểu hiện sốt hoặc các triệu chứng nghi ngờ, cần đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Tay chân miệng lây qua đường nào? Cách phòng tránh bệnh tay chân miệng 4
Để phòng ngừa tay chân miệng, bạn nên rửa tay với xà phòng sau khi đi vệ sinh, trước và sau khi dùng bữa

Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích và giúp bạn trả lời câu hỏi tay chân miệng lây qua đường nào. Bệnh tay chân miệng có nguy cơ phát triển thành dịch bệnh rất cao do khả năng lây lan nhanh chóng. Do đó, bạn nên xây dựng thói quen giữ gìn vệ sinh cá nhân và giữ môi trường xung quanh luôn sạch sẽ để phòng ngừa tay chân miệng, bảo vệ sức khỏe cho bản thân và những người xung quanh bạn nhé!

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTrần Huỳnh Minh Nhật

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin