Bà bầu bị tay chân miệng có sao không? Nguy hiểm tiềm ẩn và những điều cần biết
Bảo Thanh
21/04/2025
Kích thước chữ
Mặc định
Lớn hơn
Tay chân miệng (TCM) là một bệnh truyền nhiễm thường gặp ở trẻ em, nhưng cũng có thể ảnh hưởng đến người lớn, đặc biệt là phụ nữ mang thai. Vậy bà bầu bị tay chân miệng có sao không? Bệnh này có ảnh hưởng đến thai nhi hay gây biến chứng gì trong thai kỳ? Bài viết này sẽ cung cấp thông tin chi tiết về những nguy cơ tiềm ẩn và cách phòng tránh ở phụ nữ mang thai.
Trong thai kỳ, hệ miễn dịch của mẹ bầu có xu hướng suy giảm khiến cơ thể dễ bị tấn công bởi các tác nhân gây bệnh, bao gồm cả virus đường ruột Enterovirus tác nhân chính gây bệnh tay chân miệng. Dù bệnh thường lành tính và tự khỏi, nhưng ở một số trường hợp đặc biệt trong 3 tháng đầu hoặc cuối thai kỳ, tay chân miệng có thể gây ra những ảnh hưởng không mong muốn. Vậy bà bầu bị tay chân miệng có sao không? Bài viết này sẽ giải đáp thắc mắc và giúp hiểu rõ hơn về triệu chứng, mức độ nguy hiểm cũng như cách phòng ngừa sẽ giúp mẹ bầu an tâm hơn trong suốt hành trình mang thai.
Bà bầu bị tay chân miệng có sao không?
Bà bầu bị tay chân miệng có sao không? Đây là vấn đề thắc mắc khiến nhiều mẹ bầu lo lắng khi không may nhiễm bệnh trong thời gian mang thai. Việc nhiễm bệnh trong thai kỳ có thể khiến mẹ lo lắng cho sức khỏe của thai nhi cũng như quá trình mang thai. Mặc dù bệnh tay chân miệng thường không gây ra biến chứng nghiêm trọng và nguy hiểm cho người lớn nhưng đối với phụ nữ mang thai vẫn có một số rủi ro cần lưu ý.
Ảnh hưởng đến thai nhi
Việc nhiễm bệnh trong thai kỳ không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ mà còn có nguy cơ tiềm ẩn đối với thai nhi. Bệnh tay chân miệng ở mẹ bầu có thể gây ra một số ảnh hưởng sau đây đối thai nhi:
Nếu mẹ bị tay chân miệng trong 3 tháng đầu, khả năng ảnh hưởng đến thai nhi là rất thấp. Tuy nhiên, sốt cao, mệt mỏi và chán ăn có thể ảnh hưởng gián tiếp đến sự phát triển của thai nhi. Nhưng trong một số trường hợp sốt cao ở mẹ bầu có thể làm tăng nguy cơ sảy thai nếu không được theo dõi.
Nếu mẹ mắc bệnh vào giai đoạn cuối thai kỳ, virus có thể lây sang bé khi sinh, khiến trẻ sơ sinh có nguy cơ bị tay chân miệng ngay sau khi mới chào đời. Hầu hết trẻ sơ sinh bị nhiễm virus nhóm Enterovirus đều bị bệnh ở thể nhẹ. Nhưng nếu bệnh xuất hiện trong 2 tuần đầu sau sinh thì nguy cơ bị nhiễm bệnh nặng sẽ chiếm tỉ lệ cao.
Bà bầu bị tay chân miệng có sao không là thắc mắc của nhiều người
Ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu
Bà bầu bị tay chân miệng có sao không? Mặc dù phần lớn các trường hợp bệnh đều nhẹ và có thể tự hồi phục, nhưng bệnh vẫn có thể gây ra những ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của mẹ bầu. Dưới đây là một số ảnh hưởng có thể gặp ở mẹ bao gồm:
Bệnh tay chân miệng có thể gây ra các triệu chứng khó chịu như sốt, đau họng, mệt mỏi và đau nhức cơ thể, ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày của mẹ bầu.
Khi sốt kéo dài, mẹ bầu dễ bị mất nước, tụt huyết áp, chóng mặt, mệt mỏi điều này sẽ gây ảnh hưởng đến tuần hoàn máu và chất dinh dưỡng truyền cho thai nhi.
Tuy nhiên mẹ bầu vẫn có thể gặp các biến chứng trên cơ thể người mẹ. Bệnh có thể gây biến chứng viêm não, viêm màng não, viêm cơ tim và viêm phổi. Đây là các biến chứng rất hiếm gặp nhưng rất nguy hiểm mà mẹ bầu cần lưu ý.
Với hiện tượng bị loét ở miệng do những nốt phỏng nước gây nên sẽ làm cản trở việc ăn uống, khiến mẹ ăn uống khó khăn, dẫn đến chán ăn, suy giảm dinh dưỡng điều này có thể khiến mẹ bầu không nạp đủ chất dinh dưỡng cho bản thân mẹ và em bé.
Triệu chứng khi mắc bệnh tay chân miệng ở mẹ bầu
Có thể nhận biết bệnh tay chân miệng ở mẹ bầu thông qua những triệu chứng sau, trước khi xuất hiện các triệu chứng thì ở thời gian ủ bệnh trong 3 - 6 ngày, trong khoảng thời gian này sẽ chưa xuất hiện rõ những biểu hiện bệnh.
Sốt nhẹ đến cao, cơn sốt có thể lên cao đến 39 - 40 độ C, kèm với đó là hiện tượng đau đầu gây mệt mỏi và khó chịu.
Nổi ban nước đỏ chủ yếu ở trong lòng bàn tay, lòng bàn chân hoặc ở trong vòm họng, những nốt phỏng nước này có thể gây ra hiện tượng đau rát.
Do những vết loét trong miệng hoặc trong vòm họng sẽ gây ra cảm giác đau khi ăn, uống và gây cản trở trong quá trình ăn uống của mẹ bầu.
Những vết loét trong miệng gây cản trở việc ăn uống
Những lưu ý khi mẹ bầu mắc bệnh tay chân miệng
Khi bà bầu không may mắc phải tay chân miệng, việc điều trị cần hết sức thận trọng để vừa kiểm soát triệu chứng hiệu quả, vừa đảm bảo an toàn cho thai nhi. Hiện nay, vẫn chưa có thuốc đặc trị bệnh tay chân miệng, cũng như chưa có vắc xin ngừa bệnh. Do đó hướng điều trị chủ yếu là theo dõi và tăng cường miễn dịch. Dưới đây là những lưu ý về bệnh tay chân miệng dành riêng cho mẹ bầu nhằm giảm nguy cơ biến chứng ở mẹ và an toàn cho em bé:
Duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý: Mẹ bầu nên áp dụng chế độ ăn uống nhẹ nhàng, tránh các món ăn quá mặn, cay hoặc khó tiêu. Ưu tiên sử dụng các loại thực phẩm mềm, dễ nuốt, dễ tiêu hóa như cháo, súp, nước ép hoa quả. Việc bổ sung đầy đủ nước (nước lọc, nước trái cây) là rất cần thiết để bù lại lượng dịch mất do sốt và hỗ trợ quá trình hồi phục. Đảm bảo khẩu phần ăn đầy đủ dinh dưỡng sẽ giúp tăng cường sức đề kháng và duy trì sức khỏe ổn định cho cả mẹ và thai nhi.
Súc miệng bằng nước muối ấm: Việc súc miệng hàng ngày bằng nước muối sinh lý ấm có thể giúp làm dịu cảm giác đau rát vùng họng, đồng thời hỗ trợ làm sạch khoang miệng, ngăn ngừa viêm nhiễm thứ phát.
Điều trị triệu chứng dưới sự hướng dẫn của bác sĩ: Khi xuất hiện triệu chứng như sốt cao, đau nhức cơ thể, mẹ bầu có thể được chỉ định sử dụng các thuốc hạ sốt (paracetamol) hoặc giảm đau an toàn trong thai kỳ. Tuy nhiên, việc dùng bất kỳ loại thuốc nào, bao gồm cả thuốc hạ sốt hoặc thuốc kháng sinh, cần được thực hiện dưới sự chỉ định và giám sát của bác sĩ sản khoa hoặc bác sĩ chuyên khoa nhiễm. Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc để tránh các tác dụng phụ không mong muốn cho thai nhi.
Theo dõi tiến triển của bệnh và tái khám kịp thời: Trong trường hợp các triệu chứng có xu hướng nặng lên như sốt kéo dài không hạ, nổi nhiều bọng nước, lừ đừ, mệt mỏi nhiều hoặc không ăn uống được, cần đến bệnh viện ngay để được thăm khám và can thiệp kịp thời. Việc trì hoãn có thể làm tăng nguy cơ biến chứng như nhiễm trùng, mất nước hoặc ảnh hưởng đến thai.
Nếu có triệu chứng bất thường nên thăm khám và theo dõi kịp thời
Cần phòng tránh bệnh như thế nào?
Phòng bệnh luôn đóng vai trò then chốt trong việc bảo vệ sức khỏe, đặc biệt đối với phụ nữ đang mang thai - đối tượng nhạy cảm với nhiều bệnh lý truyền nhiễm. Bệnh tay chân miệng là một bệnh truyền nhiễm phổ biến, có khả năng lây lan nhanh qua tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết từ người bệnh (nước bọt, nước mũi, phân) hoặc gián tiếp qua các bề mặt, vật dụng nhiễm virus. Đối với phụ nữ mang thai, đặc biệt là trong những tháng cuối thai kỳ, nguy cơ bị ảnh hưởng bởi virus và nguy cơ truyền nhiễm cho thai nhi là điều cần đặc biệt lưu tâm.
Để phòng tránh hiệu quả, thai phụ nên áp dụng một số biện pháp thiết thực sau:
Giữ gìn vệ sinh cá nhân nghiêm ngặt: Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước sạch, đặc biệt trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Hạn chế tiếp xúc gần (ôm, hôn, chăm sóc trực tiếp) với trẻ nhỏ hoặc người nghi ngờ mắc tay chân miệng.
Làm sạch không gian sống: Thường xuyên vệ sinh các khu vực sinh hoạt, đặc biệt là những bề mặt có khả năng lưu giữ virus như tay nắm cửa, bàn ghế, đồ chơi trẻ em,… giúp giảm sự tồn tại và phát tán của mầm bệnh trong môi trường sống.
Tăng cường miễn dịch: Duy trì chế độ ăn uống cân đối, giàu dinh dưỡng, bổ sung đầy đủ các vi chất như vitamin C, kẽm - những dưỡng chất thiết yếu giúp tăng sức đề kháng tự nhiên. Nghỉ ngơi đầy đủ và tránh căng thẳng tâm lý cũng góp phần nâng cao khả năng bảo vệ cơ thể trước sự xâm nhập của virus.
Bổ sung những thực phẩm giàu dinh dưỡng trong suốt thai kỳ
Mặc dù bệnh tay chân miệng hiếm gặp ở bà bầu, nhưng vẫn không thể lơ là. Điều quan trọng nhất là nhận biết sớm các triệu chứng, thực hiện biện pháp phòng ngừa và thăm khám bác sĩ khi cần thiết. Hãy duy trì lối sống lành mạnh và chú ý đến vệ sinh để bảo vệ sức khỏe của cả mẹ và bé. Vậy bà bầu bị tay chân miệng có sao không? Việc mẹ không may bị nhiễm bệnh có thể ảnh hưởng đến thai nhi nếu bị nhiễm trong giai đoạn quan trọng trong 3 tháng đầu và giai đoạn gần cuối thai kỳ. Tuy nhiên, việc phát hiện sớm và chăm sóc đúng cách sẽ giúp giảm tỷ lệ mắc bệnh và nguy cơ biến chứng.
Có thể bạn quan tâm
Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm
Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.