Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Giới tính

Cách dùng băng vệ sinh khi đi bơi

Ngày 19/07/2024
Kích thước chữ

Bạn không dám xuống hồ bơi hay đi biển vì ngày đèn đỏ? Hãy cùng khám phá cách dùng băng vệ sinh khi đi bơi và các lựa chọn khác để giải quyết vấn đề này.

Nhiều chị em thường phải từ chối tham gia các buổi tiệc bể bơi hoặc chỉ đơn giản là đi bơi cùng bạn bè khi đang có kinh nguyệt. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể sử dụng băng vệ sinh khi đi bơi. Tuy vậy, nếu bạn không chọn loại băng vệ sinh phù hợp, thường sẽ bị tràn nước, dễ bị tuột và không thể chịu được lượng dịch tiết lớn. Dưới đây là hướng dẫn về cách chọn và cách dùng băng vệ sinh khi đi bơi để đảm bảo an toàn và thoải mái.

Cách dùng băng vệ sinh khi đi bơi

Băng vệ sinh là vật dụng không thể thiếu đối với các bạn gái trong ngày đèn đỏ và trong các hoạt động bình thường hàng ngày. Tuy nhiên, khi đi bơi hoặc tắm biển cùng bạn bè, việc sử dụng băng vệ sinh có thể gặp phải những thách thức khác. Dưới đây là một số lời khuyên về cách sử dụng băng vệ sinh khi bơi trong ngày đèn đỏ.

Cách 1: Bỏ băng vệ sinh hoặc dùng loại siêu mỏng

Nên bỏ băng vệ sinh hoặc sử dụng loại băng vệ sinh siêu mỏng trước khi đi bơi, vì chúng được thiết kế để thấm hút. Hoặc bạn nên chọn loại băng vệ sinh hàng ngày, siêu mỏng và có mặt bông thấm hút vừa phải. Băng vệ sinh quá dày có thể thấm nước nhiều và làm cho miếng băng trở nên lộ ra, gây cảm giác ẩm ướt khó chịu.

Cách 2: Dán băng vệ sinh vào đáy quần bơi

Dán băng vệ sinh lên đáy quần bơi của bạn và chọn loại mỏng để tránh bị cộm lên. Mặc một bộ đồ bơi vừa vặn sẽ giúp băng vệ sinh không bị dính vào đồ bơi.

Cách dùng băng vệ sinh khi đi bơi 1
Cách dùng băng vệ sinh khi đi bơi

Cách 3: Thay băng mỗi khi ra khơi hồ bơi

Băng vệ sinh thấm nước nhanh nên sẽ trở nên ướt và không còn dính khi bạn đi bơi. Để tránh sự cố này, bạn nên thay băng vệ sinh mỗi khi rời khỏi hồ bơi.

Lưu ý: Khi ở dưới nước, trọng lượng và áp lực từ nước trong hồ sẽ giữ kinh nguyệt trong cơ thể bạn. Khi ra khỏi hồ bơi, quá trình lưu thông của kinh nguyệt sẽ tiếp tục. Vì vậy, nếu bạn muốn thay băng sau khi ra khỏi hồ, hãy quấn khăn quanh người và đi nhanh vào nhà vệ sinh.

Cách 4: Mặc quần tối màu khi đi bơi

Chọn đồ bơi màu tối giúp bạn tránh tình huống khó xử nếu có sự cố với băng vệ sinh. Ngoài ra, nếu không mặc quần bơi lửng, hãy chọn loại băng vệ sinh không có cánh để đảm bảo.

Cách dùng băng vệ sinh khi đi bơi 2
Chọn đồ bơi màu tối giúp bạn tránh tình huống khó xử khi đi bơi

Cách 5: Mặc thêm quần khi đi bơi

Mặc thêm một chiếc quần bơi lửng có thể giúp che giấu việc sử dụng băng vệ sinh và giữ băng vững chắc hơn khi bạn di chuyển.

Những sự lựa chọn khác ngoài băng vệ sinh

Về cơ bản, các bạn gái vẫn có thể sử dụng băng vệ sinh khi đi bơi vào ngày có kinh. Tuy nhiên, cách dùng băng vệ sinh khi đi bơi thường không thích hợp do việc tiếp xúc với nước có thể làm băng giảm khả năng thấm hút và dễ bị ướt, khiến bạn cảm thấy bất tiện. Vì thế, lựa chọn tốt hơn khi đi bơi trong ngày có kinh là sử dụng tampon hoặc cốc nguyệt san. Điều này giúp bạn tự tin và thoải mái hoạt động mà không lo sợ rò máu hoặc cảm thấy bất tiện trước mặt người khác.

Tampon

Tampon là loại băng vệ sinh hình trụ, nhỏ gọn và được đặt vào bên trong âm đạo để hấp thụ máu kinh trực tiếp, ngăn ngừa rò máu. Dây kéo của tampon giúp bạn dễ dàng tháo ra. Tampon thường được làm từ bông nguyên chất hoặc kết hợp với sợi nhân tạo, đảm bảo vệ sinh và an toàn cho phụ nữ.

Tampon có kích thước nhỏ gọn, thấm hút tốt và co giãn vừa vặn với cơ thể, là lựa chọn lý tưởng cho hoạt động bơi lội. Bạn có thể hoàn toàn tham gia vào các hoạt động mà không cần lo lắng về việc máu kinh có thể tràn ra ngoài.

Để đảm bảo sức khỏe, bạn nên thay tampon sau khoảng 6 - 8 tiếng sử dụng. Nếu tampon được giữ trong âm đạo quá lâu, nước trong hồ bơi có chứa clo và các chất hóa học làm sạch khác có thể gây kích ứng và nhiễm trùng. Do đó, sau khi bơi xong, hãy thay tampon ngay lập tức để bảo vệ sức khỏe âm đạo của bạn. Điều này rất quan trọng khi sử dụng bất kỳ loại băng vệ sinh nào khi đi bơi.

Cách dùng băng vệ sinh khi đi bơi 3
Có thể dùng tampon thay cho băng vệ sinh khi đi bơi

Cốc nguyệt san

Một lựa chọn khác thay cho băng vệ sinh khi đi bơi mà nhiều bạn gái có thể tham khảo là cốc nguyệt san. Cốc nguyệt san có hình dáng như một chiếc phễu nhỏ, được làm từ silicon hoặc nhựa y tế, đảm bảo an toàn với sức khỏe của phụ nữ.

Cốc nguyệt san được đặt vào âm đạo để hứng kinh nguyệt, nhưng khác với tampon, cốc nguyệt san ôm sát vào thành âm đạo để giữ chặt và ngăn máu kinh tràn ra ngoài. Bạn nên lưu ý rằng cốc nguyệt san có thể gây rách màng trinh hoặc gây dị ứng đối với những làn da nhạy cảm, do đó bạn cần cân nhắc kỹ trước khi sử dụng.

Những điều cần lưu ý khi đi bơi vào ngày có kinh nguyệt

Ngoài những cách dùng băng vệ sinh khi đi bơi đã được giới thiệu ở phần trên, các bạn gái còn cần lưu ý một số điều sau để có những khoảnh khắc vui vẻ và trọn vẹn.

Chọn đồ bơi tối màu khi có kinh

Dù tampon hay cốc nguyệt san giúp hạn chế rò rỉ rất hiệu quả, nhưng nếu bạn cảm thấy lo lắng, hãy tránh các bộ bikini sặc sỡ và chọn những mẫu đồ bơi màu sắc nhẹ nhàng như quần shorts đen, chân váy xòe màu sẫm,… Điều này sẽ giúp bạn thoải mái vui chơi mà không cần phải lo lắng quá nhiều.

Khắc phục đau bụng kinh

Để giảm thiểu đau bụng kinh và khó chịu, các bạn gái nên hạn chế ăn đồ chiên xào, đồ mặn và các chất kích thích như cafein, rượu, bia,… Khi cảm thấy đau bụng, nên nghỉ ngơi và sử dụng thuốc giảm đau sau khi được tư vấn từ bác sĩ nhé!

Giữ tâm lý thoải mái

Bơi lội khi có kinh nguyệt có thể làm bạn cảm thấy thiếu tự tin hơn so với ngày thường. Đừng quá lo lắng về điều đó, bởi khi quá tập trung vào vấn đề này, bạn sẽ bỏ lỡ những khoảnh khắc đáng nhớ. Hãy để cho những suy nghĩ đó "qua tai" và tận hưởng mỗi giây phút vui vẻ.

Cách dùng băng vệ sinh khi đi bơi 4
Hãy tham khảo những hướng dẫn và luôn giữ tâm lý thoải mái khi đi bơi

Trên đây là những hướng dẫn cơ bản về cách dùng băng vệ sinh khi đi bơi để bạn có thể tham gia các hoạt động mà không cảm thấy lo lắng về sự thoải mái và vệ sinh cá nhân. Bơi lội trong kỳ đèn đỏ có thể làm bạn cảm thấy thiếu tự tin hơn so với ngày thường. Tuy nhiên, đừng quá bận tâm về điều này. Khi bạn dành quá nhiều suy nghĩ cho vấn đề này, bạn có thể bỏ lỡ những kỉ niệm và trải nghiệm đáng nhớ.  Hãy luôn lựa chọn sản phẩm phù hợp và tuân thủ các lời khuyên để tránh những sự cố không mong muốn. Chúc bạn có những trải nghiệm bơi lội thật thú vị và thoải mái.

Xem thêm: Băng vệ sinh đi biển: Bí kíp dành cho ngày đèn đỏ

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.