Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Các chị em phụ nữ đi chơi biển luôn có nỗi băn khoăn lo lắng rằng nếu “chị nguyệt” bất ngờ ghé thăm thì phải làm sao? Bài viết về bí kíp chuẩn bị băng vệ sinh dành cho đi biển dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp vấn đề này.
Băng vệ sinh là một trợ thủ đắc lực cho các chị em phụ nữ thỏa sức hoạt động trong những ngày đèn đỏ. Tuy nhiên, với những ngày đi chơi biển hay đi bơi thì chưa hẳn. Nếu bạn đang e ngại việc bỏ lỡ kỳ nghỉ tại biển cùng bạn bè và người thân chỉ vì “chị nguyệt” ghé thăm thì hãy tham khảo ngay các bí kíp để sử dụng băng vệ sinh dành cho đi biển trong bài viết sau đây!
Thực tế, hiện nay đã có nhiều biện pháp để ngăn chặn kinh nguyệt ảnh hưởng đến nước hồ bơi hay việc bơi lội. Không những thế, bơi lội còn được xem là một hoạt động giúp giảm đau bụng kinh và thư giãn tinh thần, giúp làm dịu bớt cảm giác bứt rứt khó chịu vào những ngày hành kinh. Điều quan trọng là bạn cần biết cách chọn và dùng băng vệ sinh đi tắm biển đúng cách.
Khi đi biển, băng vệ sinh dạng miếng thông thường không phải là lựa chọn lý tưởng. Bởi chúng rất dễ tràn và dễ tuột khi bạn chuyển động nhiều.
Đồng thời, với kết cấu miếng bông thấm hút khi gặp nước chúng dễ bị ẩm và nhũn ra làm bạn vướng víu khó chịu, đồng thời cũng không còn khả năng thấm hút kinh nguyệt. Vì vậy, khi đi biển, bạn nên ưu tiên lựa chọn các loại băng vệ sinh đặt bên trong âm đạo như tampon hay cốc nguyệt san.
Tampon là loại băng vệ sinh hình que hay hình ống được đặt vào bên trong âm đạo, với một đầu có dây kéo nằm phía ngoài cơ thể giúp chị em phụ nữ dễ kéo ra khi cần thay băng. Được thiết kế co giãn vừa khít với cơ thể, chị em phụ nữ có thể an tâm không sợ tuột hoặc có hiện tượng tràn băng khi đi bơi như các loại băng vệ sinh thường dùng mang ngoài.
Thông thường, các khuyến cáo cho rằng bạn nên sử dụng tampon trong tối đa 8 tiếng hay nói cách khác, bạn cần thay tampon mỗi 8 tiếng một lần. Với kinh nghiệm từ một số chị em phụ nữ đã sử dụng tampon khi đi chơi biển thì tối đa chúng có thể duy trì trong 4 - 5 tiếng. Tuy nhiên, thực tế thường ít người đi bơi liên tục trong 4 - 5 giờ liền nên bạn có thể thoải mái mang tampon mà không sợ rò rỉ máu kinh.
Lưu ý nhỏ rằng nếu bạn chưa từng dùng tampon, hãy thử sử dụng chúng cho kỳ hành kinh trước đó, trước khi đến kỳ nghỉ tại biển của bạn, để đảm bảo bạn biết cách sử dụng tampon đúng cách nhé!
Một loại băng vệ sinh đặt âm đạo ngày càng trở nên phổ biến hiện nay là cốc nguyệt san. Với kết cấu như một chiếc phễu nhỏ được làm từ nhựa y tế hoặc silicon, sản phẩm này được đặt sâu vào âm đạo nhằm “hứng” trực tiếp kinh nguyệt, không để máu kinh chảy ra ngoài.
So với băng vệ sinh thông thường và kể cả tampon, bạn nên chọn cốc nguyệt san để mang khi đi biển ngày “đèn đỏ” bởi các ưu điểm sau của chúng:
Tuy nhiên, một điểm trừ nhỏ cho sản phẩm này là bạn cần biết cách vệ sinh chúng thật sạch sẽ sau khi sử dụng. Đồng thời, phải chọn mua các sản phẩm uy tín, chất lượng để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
Mặc dù tiện lợi và hiện đại là thế nhưng tampon và cốc nguyệt san vẫn chưa thể thay thế vị trí “đầu bảng” về độ thông dụng của băng vệ sinh dạng miếng. Bởi thực tế, việc đưa tampon hay cốc nguyệt san vào bên trong “cô bé” vẫn là trở ngại lớn với một số chị em phụ nữ.
Tuy không phải là sự lựa chọn lý tưởng khi đi bơi, nhưng bạn vẫn có thể sử dụng băng vệ sinh dạng miếng trong những trường hợp này. Khi đó, cần lưu ý những điều sau:
Bên cạnh những lưu ý trên, bạn có thể bạn đồ bơi tối màu để cảm thấy an tâm hơn khi tắm biển, tránh gặp phải những trường hợp xấu hổ khi máu kinh vấy bẩn ra ngoài.
Bên cạnh những lưu ý về việc sử dụng băng vệ sinh đúng cách vào ngày đèn đỏ, các chị em cũng nên lưu tâm những điều sau đây để có một chuyến đi chơi thoải mái và tận hưởng trọn vẹn từng khoảnh khắc:
Nên bơi ở khu vực nước ấm, tránh ngâm mình trong nước lạnh quá lâu sẽ khiến cơ thể nhiễm lạnh và mệt mỏi hơn trong thời gian nhạy cảm.
Nên thay băng vệ sinh theo thời gian khuyến cáo, ví dụ 4 tiếng cho băng miếng. Tuy nhiên, nên thay băng trước và ngay sau khi bơi, đặc biệt là tampon để tránh tình trạng nước biển tràn vào bên trong âm đạo gây viêm nhiễm.
Trên đây là toàn bộ những thông tin bạn cần biết về cách sử dụng băng vệ sinh dành cho đi biển. Hy vọng đây là bí kíp để bạn có những kỳ nghỉ tuyệt vời bên gia đình và người thân mà không lo “chị nguyệt” ghé thăm nhé!
Quỳnh Vi
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền
Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.