Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Khi bị chấn thương, máu chảy ra và tụ dưới da, bạn không thể làm số máu này mất đi nhanh chóng. Chỉ có thể hạn chế nó chảy nhiều thêm, sử dụng túi chườm lạnh hoặc túi chườm nóng chính là một trong những phương án hiệu quả.
Bạn không may bị tai nạn, gây ra tổn thương ở vùng đầu, các mạch máu nhỏ bị vỡ và máu cần thoát ra ngoài, tụ lại thành mô lỏng dưới da, từ đó hình thành nên máu bầm. Đây không chỉ là nguyên nhân khiến bạn cảm thấy đau nhức, khó chịu mà còn ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ bên ngoài. Vì thế Nhà thuốc Long Châu mang đến bạn 5 cách làm tan máu bầm hiệu quả nhanh qua bài viết dưới đây.
Vết máu bầm ở đầu còn gọi là chứng xuất huyết dưới da đầu, đây là hiện tượng do chấn thương làm các mao mạch bị vỡ, máu không thể thoát ra ngoài mà ở lại dưới da đầu. Việc này dẫn đến sự hình thành của các mảng bầm đen, xanh dương, vàng ở dưới da đầu. Kích thước vết máu bầm có thể nhỏ, lớn tùy theo mức độ tổn thương của mạch máu.
Trẻ bị máu bầm ở đầu do chấn thương
Thông thường, sau 2 đến 5 ngày, các vết bầm sẽ thay đổi màu sắc từ màu đỏ sậm qua màu xanh rồi đến màu vàng. Hoặc tình trạng bầm tím da đầu sẽ biến mất sau một vài tuần, tuy nhiên, đây cũng có thể là dấu hiệu cho thấy một số bệnh lý nguy hiểm.
Nguyên nhân xuất hiện các vết bầm ở đầu chủ yếu là do va chạm, chấn thương hoặc gặp tai nạn trong quá trình sinh hoạt làm việc. Bên cạnh đó bị bầm tím da đầu cũng có thể do việc sử dụng một số loại thuốc có thể khiến da đầu bị bầm tím. Triệu chứng của vết máu bầm đó là cảm giác sưng đau, nóng đỏ hoặc nặng hơn là chảy mủ.
Triệu chứng đau đầu vì máu tụ
Thực tế, các vết bầm ở vùng đầu dễ thay đổi màu sắc từ đỏ sẫm qua màu xanh tới màu vàng sau vài ngày và biến mất sau vài tuần. Nếu bạn muốn chúng biến mất nhanh hơn và giảm đau tối ưu, dưới đây là một số phương pháp điều trị ngay tại nhà:
Túi chườm lạnh hay còn gọi là túi đá có công dụng giúp các mạch máu co lại, hạ nhiệt để vết thương bớt đau và mau lành. Khi cảm thấy đau nhức, nóng đỏ ở vùng đầu, sử dụng túi chườm lạnh giúp làm dịu da, tan máu bầm một cách dễ dàng và tiện dụng.
Thay vì sử dụng phương pháp truyền thống là sử dụng đá lạnh và di chuyển trên da đầu thì chườm bằng túi đá sẽ tránh tình trạng da bị tổn thương, tê tay khi thực hiện.
Trên bề mặt trứng gà có các lỗ nhỏ li ti dẫn từ lòng trắng đến lòng đỏ, khi bạn lăn lên vết bầm sẽ tạo ra áp suất hút máu bầm theo lòng trứng. Bạn cần luộc chín một quả trứng gà, bóc vỏ và lăn đi lăn lại nhiều lần trên vùng đầu bị bầm. Bạn hãy thực hiện cho đến khi quả trứng nguội thì dừng lại.
Lưu ý, hãy thực hiện cách làm tan vết bầm tím này ngay khi trứng nóng và làm thường xuyên để vết máu bầm tan nhanh hơn.
Cách làm tan máu bầm ở đầu bằng trứng gà luộc
Nghệ không chỉ giúp lành sẹo nhanh mà còn có khả năng làm tan máu tụ đông, hành khí để giảm đau. Hãy lấy một củ nghệ tươi giã nát, sau đó pha với một chút phèn chua để tăng hiệu quả. Cuối cùng, hãy đắp hỗn hợp đó lên vết bầm, thực hiện đều đặn mỗi ngày để đạt được hiệu quả như mong muốn.
Song song với những biện pháp điều trị ngoài da, bạn cần chú ý bổ sung thêm vitamin C từ bên trong giúp vết bầm có thể tan biến nhanh hơn. Theo các nhà khoa học đã nghiên cứu, những người thiếu vitamin C thường dễ bị bầm tím và vết máu bầm cũng lâu lành hơn. Vitamin C có trong nhiều loại rau củ quả như: Cam, chanh, ổi, cà rốt,... Ngoài ra bạn cũng có thể sử dụng những viên uống có chứa vitamin C.
Bổ sung vitamin C giúp tan máu bầm từ bên trong
Với các loại sản phẩm có tính nhiệt nóng như mật gấu, rượu thuốc, dầu gió,... có tác dụng làm tan vết máu tụ, giảm sưng đau nhanh chóng. Nó rất tốt khi bạn muốn làm tan máu bầm ở chân hoặc tay. Lưu ý, đối với máu bầm ở vùng mắt, bạn không sử dụng vì có thể gây bỏng rát da mắt.
Hãy sử dụng và xoa bóp lên vị trí vết bầm sẽ có tác dụng ngay từ lần xoa bóp đầu, sử dụng đều và thường xuyên các vết bầm có thể biến mất nhanh chóng.
Giấm táo được biết đến khi nó có khả năng điều trị chứng viêm nhiễm vết thương, sưng tấy gây ra vết bầm vô cùng hiệu quả. Đây là phương pháp trị tan máu bầm được nhiều người áp dụng tại nhà. Bạn chỉ cần lấy giấm táo và cắt vào vài lát hành khô và thoa lên vùng da bị bầm tím.
Những vết bầm trên vùng đầu cho thấy sự tổn thương cho thấy bên trong máu khó lưu thông. Túi chườm nóng có khả năng tạo sự xung huyết cục bộ giúp tăng tuần hoàn tại chỗ, từ đó giúp giãn cơ, giảm kích thích thần kinh dẫn đến giảm đau hiệu quả. Vì thế, ngoài sử dụng túi chườm lạnh, bạn cũng có thể sử dụng một chiếc túi chườm nóng để giảm đau làm tan cục máu bầm.
Khi bạn bị chấn thương, máu chảy ra và tụ lại dưới da đầu, bạn không thể làm cho lượng máu này mất đi nhanh chóng mà bạn chỉ có thể hạn chế sự chảy máu thêm. Việc hạn chế hiện tượng viêm làm xuất huyết bằng cách chườm lạnh và bằng thun ép, nghỉ ngơi khi bị chấn thương. Xoa dầu nóng hoặc dấm có thể khiến hiện tượng sưng viêm nặng hơn.
Cách tốt nhất bạn nên nghỉ ngơi, chườm lạnh ngày ba lần, mỗi lần trong khoảng 20 phút, đến bác sĩ khám và cấp thuốc uống. Bạn có thể thấy vùng máu bầm chuyển sang màu vàng và biến mất từ từ.
Trong quá trình làm việc và sinh hoạt hằng ngày, việc va chạm gây ra tình trạng bầm tím là điều khó tránh. Ngoài việc sử dụng các loại thuốc chống sưng do bác sĩ kê, bạn có thể lưu lại các cách làm tan máu bầm ở đầu được kể trên để chăm sóc cho sức khỏe của bản thân một cách tối ưu nhất.
Cẩm Thơ
Nguồn tham Khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Vũ Kiều Ngân
Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.