Ung thư và quá trình điều trị ung thư có thể làm suy yếu hệ thống miễn dịch của cơ thể, điều này gây ảnh hưởng trực tiếp tới các tế bào máu bảo vệ cơ thể chống lại mầm bệnh. Vì vậy cơ thể bệnh nhân ung thư rất yếu, không thể chống lại nhiễm trùng hay tác nhân gây bệnh khác như cơ thể người bình thường. Hơn ai hết, thức ăn dung nạp vào cơ thể bệnh nhân phải được đảm bảo an toàn.
Những lưu ý khi chế biến đồ ăn cho bệnh nhân ung thư
Thức ăn của người bệnh phải được sơ chế đúng cách, người nấu nướng cần chú ý kĩ lưỡng trong khâu này để tránh gây ảnh hưởng đến bệnh nhân. Tham khảo và ghi nhớ những điều sau đây nhé:
- Rửa tay với nước ấm và xà phòng trong khoảng 20 giây trước và sau khi làm thức ăn.
- Ướp lạnh thực phẩm hoặc trữ đông ở dưới 4,4oC.
- Giữ nóng cho thức ăn nóng (ở hơn 60oC) và thức ăn lạnh (ở dưới 4,4oC).
- Thịt sống, cá hoặc thịt gia cầm ở trong lò vi sóng hoặc ướp lạnh nên để trên đĩa, khay để tránh nước từ thịt nhỏ giọt ra. Không để thịt sống ở nhiệt độ phòng.
- Thức ăn được ướp lạnh lấy ra phải ăn ngay không nên trữ lạnh lại lần nữa.
- Thức ăn dễ ôi thiu trữ trong tủ lạnh trong khoảng 2 giờ. Trứng, kem hay những thức ăn có nước xốt không nên để bên ngoài tủ lạnh quá 1 giờ.
- Rửa trái cây, rau củ dưới vòi nước chảy trước khi gọt vỏ hoặc cắt. Không sử dụng xà phòng, chất tẩy rửa, dung dịch tẩy trắng clo hoặc chất rửa thương phẩm. Thay vào đó, sử dụng thiết bị rửa rau sạch, chà rửa các loại củ quả có vỏ dày, bề mặt nhám hoặc gọt, bóc vỏ (đối với các loại dưa, khoai tây, chuối,…).
- Rửa các loại thực phẩm có lá hoặc lá rau 1 lần dưới vòi nước đang chảy.
- Salad hoặc những loại rau có nhãn mác là đã được làm sạch vẫn phải rửa lại với nước để đảm bảo an toàn.
- Không nên ăn rau sống.
- Loại bỏ những rau quả bị mốc hoặc bị chảy nhớt.
- Không mua những loại thức ăn đã cắt sẵn (như chanh, bắp cải).
- Rửa nắp, hộp đựng thực phẩm với xà bông và nước thật sạch trước khi dùng.
- Sử dụng những loại dụng cụ bếp khác nhau cho việc khuấy và nếm chúng trong lúc nấu ăn. Không nếm đồ ăn (hoặc cho phép người khác nếm chúng) với bất kỳ dụng cụ nào mà đang dùng để nấu đồ ăn.
- Không dùng trứng đã bị rạn vỏ.
- Loại bỏ những thực phẩm mà trông khác lạ hoặc có mùi lạ. Đừng nếm thử chúng.
Phải tuân thủ các quy tắc sơ chế an toàn, đảm bảo vệ sinh và dinh dưỡng cho người bệnh Tránh lây nhiễm chéo
Bên cạnh các mẹo sơ chế bên trên, phải để riêng biệt từng loại thức ăn, kĩ lưỡng một chút để đảm bảo an toàn cho bệnh nhân có miễn dịch yếu như người bệnh ung thư:
- Sử dụng dao sạch để cắt những thực phẩm khác nhau. Không dùng chung dao.
- Thực phẩm sống phải để riêng với thực phẩm chín.
- Thức ăn nên được phân loại và trữ trong hộp chuyên dụng. Nhất là đối với thịt sống, nên được trữ trong hộp kín.
- Rửa khay, kệ, nắp cứng với nước nóng, nước xà phòng hoặc bạn có thể dùng dung dịch làm sạch được pha với tỷ lệ (1 phần dịch tẩy trắng và 10 phần nước).
- Luôn luôn sử dụng đĩa sạch khi nướng thức ăn.
Bảo quản thức ăn đúng cách Nấu ăn đúng cách
Nấu ăn cho người bệnh cũng khác với việc nấu cho người khỏe mạnh bình thường, rất cần chú trọng đến mức độ chín của thức ăn:
- Đặt dụng cụ đo nhiệt độ thịt ở phần giữa dày nhất của thực phẩm để kiểm tra độ chín của thức ăn.
- Phải nấu thịt chín hẳn (không còn màu hồng), nước dùng trong. Có thể dùng nhiệt kế chuyên dụng để kiểm tra độ chín của thức ăn. Thịt nên được nấu ở 71,1oC và thịt gia cầm ở 82,2oC.
Xem thêm: Cách nấu nướng an toàn cho bệnh nhân ung thư
Độ chín của thức ăn phải được kiểm tra kĩ lưỡng Nấu bằng lò vi sóng
Nếu bạn sử dụng lò vi sóng để nấu, cần phải lật thức ăn 1 lần hoặc 2 lần trong quá trình nấu nếu lò không có chế độ quay tự động. Điều này giúp làm chín toàn bộ thức ăn, tránh vi khuẩn có thể sinh sống (tồn tại).
Khi mua sắm thực phẩm ở cửa hàng
Lưu ý khi thực hiện mua thực phẩm tại cửa hàng, bạn cần:
- Kiểm tra ngày tháng (ngày bán, ngày sử dụng) của thực phẩm. Chỉ lấy những sản phẩm tươi nhất.
- Kiểm tra ngày đóng gói trên thịt sạch, thịt gia cầm và đồ hải sản. Không mua những thực phẩm đã hết hạn.
- Không dùng những can bị hư, bị phồng, gỉ sét hoặc bị lõm sâu. Chắc chắn rằng những thực phẩm được đóng gói thích hợp.
- Chọn những loại hoa quả không có vết bẩn.
- Không ăn thức ăn ngay tại cửa hàng (trong tiệm bánh mỳ, tránh không được trữ lạnh lại kem,bánh ngọt chứa sốt và bột).
- Không ăn thức ăn tự phục vụ hoặc phục vụ cho nhiều người.
- Không ăn sữa chua và kem từ máy bán làm kem tự phục vụ.
- Không ăn những mẫu thức ăn thử miễn phí.
- Không sử dụng những quả trứng bị rạn nứt hoặc không được trữ lạnh.
- Lấy những thực phẩm được trữ lạnh ngay trước thời điểm tính tiền (chuẩn bị về) ở cửa hàng tạp hóa đặc biệt là trong những tháng mùa hè.
- Trên đường về bảo quản lạnh những thức ăn đúng cách. Không bao giờ để thực phẩm trong xe ô tô nóng.
Xem thêm: Lựa chọn sữa dành cho người sau phẫu thuật ung thư
Chọn thực phẩm tươi ngon, chú ý hạn sử dụng Đi ăn tại nhà hàng, quán ăn
Người điều trị ung thư hoặc sau ung thư vẫn cần cẩn thận khi ăn uống tại nhà hàng, quán ăn:
- Ăn sớm để tránh quán lúc đông khách.
- Yêu cầu những món sạch trong những nhà hàng bán đồ ăn nhanh.
- Yêu cầu những gia vị sạch được đóng gói dùng một lần, và tránh những gia vị dùng chung tự phục vụ cho nhiều người.
- Không ăn những thực phẩm có nguy cơ rủi ro cao, bao gồm những quầy salad, thức ăn ngon chế biến sẵn, tiệc buffet, thức ăn lề đường từ người bán dạo.
- Không ăn hoa quả sống khi ăn bên ngoài.
- Yêu cầu nước ép hoa quả sạch, organic. Tránh những nước ép hoa quả đóng chai nhiều chất bảo quản.
- Chắc chắn rằng những dụng cụ, khăn trải bàn,... đều sạch.
- Tự phục vụ đồ ăn trên bàn, thay vì để phục vụ hỗ trợ.
Sức khỏe nguồi bệnh trong khi điều trị hoặc sau điều trị ung thư vẫn rất cần được chủ trọng. Vì vậy người thân cần hỗ trợ chuẩn bị thức ăn sạch, an toàn, giúp người bệnh nhanh chóng hồi phục. Hi vọng những mẹo và lưu ý từ bài viết này sẽ bổ ích với bạn.
Thùy
Nguồn: Y học Cộng đồng