Trong đa số các trường hợp, người chăm sóc chính là vợ hay chồng, người yêu, bố mẹ hoặc có khi là con của người bệnh. Ngoài những công việc thường nhật như: Chuẩn bị bữa ăn, tắm rửa cho bệnh nhân, dọn dẹp, đưa rước đến bệnh viện… người chăm sóc đóng vai trò rất quan trọng. Sự chăm sóc tận tình và tin cậy của người chăm sóc là điều cần thiết để duy trì sức khỏe tinh thần và thể chất của người bệnh.
Người mắc bệnh ung thư phổi các khối u di căn khá nhanh. Vì thế, người bệnh rất cần được chăm sóc và có chế độ dinh dưỡng hợp lý để giúp bệnh nhân duy trì được sức khỏe, giúp kéo dài thêm sự sống.
Cách chăm sóc bệnh nhân ung thư phổi
Đối với các bệnh ung thư nói chung và bệnh ung thư phổi nói riêng, quá trình chăm sóc đóng vai trò rất quan trọng trong điều trị cũng như góp phần xây dựng nên sự hồi phục của người bệnh. Do đó, người chăm sóc cần phải biết cách chăm sóc đúng để cho bệnh nhân có cuộc sống tốt nhất, nhất là trong khoảng thời gian điều trị bệnh.
Cách chăm sóc bệnh nhân ung thư phổi
Theo dõi chặt chẽ sức khỏe người bệnh
Người chăm sóc cần theo dõi sức khỏe của bệnh nhân như sau:
- Người chăm sóc cần quan sát nhận định tình trạng người bệnh.
- Theo dõi, quan sát những thay đổi nếu có xảy ra với người bệnh.
- Nếu bệnh nhân có ho khan, ho đờm hoặc ho có đờm lẫn máu: Quan sát màu sắc và tính chất của đờm.
- Nếu người bệnh chán ăn: Kiểm tra tình trạng bệnh nhân có cảm thấy khó thở hay không.
- Hay khi người bệnh đau ngực, tức ngực... cũng cần có người chăm sóc bên cạnh.
Ngoài ra đặc biệt lưu ý người bệnh có dấu hiệu nuốt khó, phù vùng đầu và cổ, khàn tiếng hoặc sụp mắt... nếu có những triệu chứng trên cần báo ngay cho bác sĩ.
Phòng tránh sự nhiễm khuẩn cho bệnh nhân ung thư phổi
Cần bên cạnh khuyên và hướng dẫn bệnh nhân không đến những nơi không khí ô nhiễm. Bên cạnh đó duy trì hệ thống thông gió tại phòng bệnh, giữ cho không khí trong lành, bằng cách:
- Làm sạch đường thở cho bệnh nhân bằng cách vỗ rung lồng ngực, ho có hiệu quả, dẫn lưu tư thế. Nếu đờm đặc có thể phun khí dung hơi nước làm loãng đờm.
- Tuyệt đối không được hút thuốc lá vì điều đó làm giảm sức đề kháng của hệ thống hô hấp.
- Theo dõi để phát hiện sớm các triệu chứng của nhiễm khuẩn, như sốt là dấu hiệu rất quan trọng.
- Khi thực hiện các quy trình kỹ thuật phục vụ cho việc chăm sóc bệnh nhân phải tuyệt đối vô khuẩn.
- Phòng của người bệnh cần được sạch sẽ và thoáng mát, không có quá nhiều ánh nắng gay gắt hoặc gió lùa.
Người chăm sóc bệnh nhân nên dọn dẹp phòng ốc lúc nào cũng luôn sạch sẽ nhất có thể để tránh cho bệnh nhân bị nhiễm khuẩn về đường hô hấp. Nên nhắc nhở bệnh nhân không nên ra ngoài và đến nơi có nhiều khói bụi mà chỉ nên vận động đi lại ở nơi có không khí trong lành và nhiều cây xanh.
Hút thuốc lá có hại đối với bệnh nhân ung thư phổi
Tăng cường dinh dưỡng giúp người bệnh mau hồi phục
Dinh dưỡng góp phần rất quan trọng trong việc hồi phục sức khỏe của bệnh nhân. Về dinh dưỡng cần đảm bảo chế độ ăn giàu chất đạm, tăng cường calo, nhiều vitamin và khoáng chất. Người chăm sóc không chỉ chăm lo sức khỏe của bệnh nhân mà còn là người nội trợ tài ba, chế biến các món ăn đẹp mắt và đầy đủ chất dinh dưỡng. Cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Nên chia nhỏ bữa ăn, cho bệnh nhân ăn nhiều bữa.
- Chọn thức ăn mềm, loãng và dễ tiêu hóa như: Cháo thịt, sữa, súp, rau củ nấu nhừ...
- Người bệnh nên được bổ sung các loại sữa ít béo, rau bina, cà chua, cải xanh, cải lá, trái cây màu tía giàu flavonoids và trà xanh… giúp làm giảm tốc độ phát triển của bệnh.
- Tăng cường protein hơn so với bình thường như những loại thực phẩm: Thịt gà, cá, trứng…
- Bệnh nhân cần được uống nhiều nước để bù lại lượng nước bị hao hụt do thuốc điều trị và sự thay đổi chuyển hoá bên trong cơ thể.
- Cần kiêng những thực phẩm cay như : Ớt, tiêu, bột cari...
- Cũng cần kiêng những thực phẩm béo như đậu phộng, bơ đậu phộng, hồ đào…
- Không được uống rượu, bia và ăn đồ nhiều dầu mỡ, đồ nướng…
Tăng cường dinh dưỡng giúp người bệnh mau hồi phục
Chăm sóc sức khỏe tinh thần cho bệnh nhân ung thư phổi
Người thân và người chăm sóc bệnh nhân cần thường xuyên thăm hỏi, động viên và an ủi bệnh nhân an tâm điều trị bệnh. Ngoài ra, cần tâm diễn biến tâm lý của bệnh nhân để phát hiện trường hợp bất thường. Luôn bên cạnh giải thích những thắc mắc của bệnh nhân để họ không lo lắng.
Bệnh nhân cần được thăm hỏi và trò chuyện để sức khỏe tinh thần tốt hơn
Cách chăm sóc giúp giảm khó thở và đau cho bệnh nhân ung thư phổi
Để giảm sự khó thở nên cho bệnh nhân nằm đầu cao hơn một chút, sẵn sàng cho thở ôxy theo chỉ định của bác sĩ. Dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ như: Thuốc long đờm, phun khí dung, giãn phế quản...
Hướng dẫn bệnh nhân thở: Hít sâu và thở đều bằng mũi, dặn dò bệnh nhân chú ý tập trung vào hơi thở giúp thở dễ dàng hơn.
Để giúp giảm những cơn đau cần hướng dẫn bệnh nhân nằm đúng tư thế. Hướng dẫn bệnh nhân đặt tay ôm lồng ngực khi ho để giúp giảm đau. Tăng cường giấc ngủ cho bệnh nhân, làm giảm sự lo lắng cho người bệnh. Thực hiện thuốc giảm đau chỉ dẫn của bác sĩ.
Lưu ý nếu bệnh nhân ho và lượng đờm nhiều, hay đờm chuyển từ màu trắng, trắng đục sang màu vàng, xanh thì cần phải lấy mẫu đờm gửi xét nghiệm gấp. Nếu bệnh nhân ho có đờm lẫn máu thì báo cho bác sĩ gấp để được chỉ định việc dùng thuốc cầm máu.
Những điều cần lưu ý khi chăm sóc bệnh nhân ung thư phổi
Người chăm sóc và cả bệnh nhân không được hút thuốc lá, uống rượu và không tiếp xúc khói bụi. Bên cạnh đó người chăm sóc cần lưu ý một số vấn đề sau nhé:
- Cần giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ hạn chế vi khuẩn gây bệnh.
- Dùng thuốc đúng theo sự chỉ dẫn của bác sĩ.
- Vận động, xoa bóp cho bệnh nhân thoải mái, tập thể dục hợp lý, nhẹ nhàng.
- Cần kiên những thức ăn nhiều dầu mỡ, những thực phẩm có mùi vị đậm.
- Kiêng dưa cà muối, trái cây sống và lạnh.
- Cần tránh những thức ăn đầy hơi như đậu nấu tái, gia vị cay nồng như ớt tiêu.
- Ăn nhiều trái cây, rau củ quả, ngũ cốc và bơ và sữa ít chất béo.
- Không nên ăn đồ chiên xào, nướng, hun khói…
Hoàng Yến
Nguồn: Tổng hợp