Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Mẹ & bé

Cách nhận biết trẻ sơ sinh bị tiêu chảy và cách xử lý

Ngày 23/06/2020
Kích thước chữ

Cách nhận biết trẻ sơ sinh bị tiêu chảy chính là vấn đề được các mẹ bỉm sữa quan tâm bởi nếu không được phát hiện kịp thời thì sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây ngay nhé!

Trong giai đoạn đầu đời, phân của bé thường mềm và chứa nhiều chất lỏng nên để nhận biết các dấu hiệu trẻ sơ sinh bị tiêu chảy là không dễ. Và nếu tình trạng tiêu chảy không được xử lý kịp thời sẽ khiến bé bị xuống cân và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Dưới đây là cách nhận biết trẻ sơ sinh bị tiêu chảy và cách xử lý. Cùng tìm hiểu ngay nhé!

Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy có nguy hiểm không?

Tiêu chảy là một trong những vấn đề cực kỳ nguy hiểm, đặc biệt là đối với trẻ sơ sinh. Khác với tình trạng táo bón, trẻ sơ sinh khi bị tiêu chảy thường có biểu hiện ở sự thay đổi trong cách đi tiêu. Tuy nhiên, nếu không được để ý kỹ thì mẹ cũng sẽ khó có cách nhận biết trẻ sơ sinh bị tiêu chảy. 

cach-nhan-biet-tre-so-sinh-bi-tieu-chay-va-cach-xu-ly

Bệnh tiêu chảy ở trẻ sơ sinh gây ảnh hưởng đến sức khỏe nghiêm trọng

Tình trạng bị tiêu chảy ở trẻ sơ sinh sẽ khiến cho cơ thể trẻ bị mất nước, gây ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất cũng như cân bằng thân nhiệt của bé. Nếu trẻ bị mất nước nghiêm trọng có thể dẫn đến tử vong, vì vậy mẹ cần phải có cách nhận biết trẻ sơ sinh bị tiêu chảy sớm và tìm hiểu rõ nguyên nhân cũng như cách xử lý tình trạng này để tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. 

Nguyên nhân nào làm bé sơ sinh bị tiêu chảy?

Đối với trẻ sơ sinh, nguồn dinh dưỡng chủ yếu mà trẻ được hấp thụ là từ sữa mẹ hoặc sữa công thức. Chính vì vậy, nếu bé bị tiêu chảy thì đây có thể là do một trong số những nguyên nhân sau: 

- Nhiễm trùng đường ruột: Đây được xem là một trong những nguyên nhân chính gây nên bệnh tiêu chảy ở trẻ sơ sinh, đặc biệt là virus rota. Loại virus này cũng gây ra bệnh viêm dạ dày, viêm ruột cũng như một số bệnh nhiễm trùng khác. 

- Không dung nạp lactose: Đây là một thành phần thường có nhiều trong sữa công thức, sữa bò và cả sữa mẹ nữa. Khi cơ thể của trẻ sơ sinh không sản xuất đủ lactase - một loại enzyme cần thiết để tiêu hóa lactose. Khiến cho hàm lượng lactose trong cơ thể bị tích tụ ở ruột và gây nên các vấn đề về đường ruột và một trong số đó là tình trạng tiêu chảy ở trẻ sơ sinh. 

- Rối loạn tiêu hóa: Hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh vẫn còn đang trong giai đoạn hoàn thiện và rất nhạy cảm với những thay đổi dù là nhỏ nhất. Khi bé đang bú sữa mẹ nhưng chuyển sang uống sữa công thức đôi khi cũng khiến trẻ bị mắc chứng tiêu chảy. Hay thậm chí, những món ăn lạ xuất hiện trong thực đơn của mẹ hoặc thực đơn ăn ăn dặm cũng có thể khiến trẻ sơ sinh bị tiêu chảy. 

cach-nhan-biet-tre-so-sinh-bi-tieu-chay-va-cach-xu-ly-1

Nguyên nhân nào làm bé sơ sinh bị tiêu chảy

Cách nhận biết trẻ sơ sinh bị tiêu chảy

Để có cách nhận biết trẻ sơ sinh bị tiêu chảy thì trước tiên, mẹ cần phải biết thói quen đi ngoài của bé để biết được trẻ đi thế nào là bình thường và như thế nào là bất thường. Không giống như người lớn, thường đối với trẻ sơ sinh thì việc đi ngoài nhiều hơn 3 lần/ngày là bình thường và mẹ cũng không nên vội quy kết rằng trẻ bị tiêu chảy đâu mẹ nhé!

Thường thức ăn chính của trẻ sơ sinh là sữa mẹ nên trẻ sẽ thường xuyên đi ngoài hơn sau mỗi lần bú và phân của trẻ rất mềm, lỏng không nặng mùi. Ngoài ra, sự thay đổi trong phân của trẻ sẽ bị ảnh hưởng bởi những thứ mà mẹ đã ăn. Đối với những trẻ uống sữa ngoài thì phân sẽ đặc hơn và nặng mùi hơn so với trẻ bú mẹ.

cach-nhan-biet-tre-so-sinh-bi-tieu-chay-va-cach-xu-ly-2

Cách nhận biết trẻ sơ sinh bị tiêu chảy

Chính vì vậy, cách nhận biết trẻ sơ sinh bị tiêu chảy hay không đôi khi cũng khiến mẹ gặp nhiều khó khăn. Mẹ có thể dễ dàng nhận biết sớm các biểu hiện của tiêu chảy sau:

- Đột nhiên thấy bé đi ngoài thường xuyên hơn so với những ngày khác.

- Phân của trẻ sơ sinh khi bị tiêu chảy thường có dạng phân lỏng hơn cho đến rất lỏng, loãng hoặc chỉ toàn nước và màu sắc thay đổi, mùi tanh hoặc nhợn hơn.

- Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy nặng do nhiễm trùng đường tiêu hóa thì thường phân còn có thể lẫn cả máu. Kèm theo đó là những biểu hiện khó chịu của trẻ như quấy khóc, bú kém, có thể sốt hoặc không, nôn ói.

Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy phải làm sao?

Đối với trẻ sơ sinh bị tiêu chảy, mẹ có thể xử lý như sau: 

- Đầu tiên là phải bù nước cho trẻ, mẹ cần cho bé bú nhiều hơn để bù vào lượng nước đã mất. Đồng thời, cho trẻ uống thêm khoảng 50ml - 100ml nước Oresol sau mỗi lần đi ngoài.

- Mẹ cần phải thực hiện các biện pháp vệ sinh tay sạch sẽ trước khi cho bé bú và sau khi thay tã.

- Bệnh tiêu chảy ở trẻ sơ sinh có những diễn biến rất nhanh, có thể gây mất nước trầm trọng. Nếu không được phát hiện và chữa kịp thời sẽ dẫn đến suy thận, suy hô hấp hoặc tử vong. Do đó, ngay khi nhận thấy những triệu chứng nặng mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện càng sớm càng tốt.

Đối với trẻ sơ sinh bị tiêu chảy thường có thể sẽ đi ngoài vài lần với kết cấu và màu sắc của phân khác với ngày thường. Điều này sẽ khiến mẹ lầm tưởng rằng con mình đang gặp vấn đề về tiêu hóa. Tuy nhiên nếu trẻ vẫn bú khỏe và ngủ tốt thì đây sẽ là hiện tượng sinh lý bình thường. 

Một số trường hợp mẹ tự điều trị cho con tại nhà bằng cách uống thuốc tiêu hóa, thuốc cam… điều này sẽ rất nguy hiểm và có thể để lại hậu quả nghiêm trọng. Chính vì vậy, mẹ cần phải có kiến thức cơ bản về hệ tiêu hóa cũng như các vấn đề thường gặp ở trẻ sơ sinh để có cách chăm sóc tốt hơn. 

Một ngày trẻ sơ sinh có thể đi ngoài vài lần, kết cấu và màu sắc của phân đôi khi cũng khác nhau nên thường khiến mẹ lầm tưởng con gặp vấn đề về tiêu hóa. Nhưng nếu trẻ vẫn bú khỏe, ngủ tốt thì đây là hiện tượng sinh lý bình thường. Chính vì vậy, mẹ cần phải biết cách nhận biết trẻ sơ sinh bị tiêu chảy và xác định được nguyên nhân để có cách xử lý kịp thời nhé!

Thủy Phan

Nguồn Tham Khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTừ Vĩnh Khánh Tường

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Võ Trường Toản. Có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành Dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin