Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng lá hẹ hiệu quả các mẹ cần biết

Ngày 01/05/2022
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Vệ sinh miệng lưỡi rất quan trọng với trẻ sơ sinh để tránh tình trạng bị tưa lưỡi. Từ xưa, các mẹ đã áp dụng cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng lá hẹ để làm sạch miệng lưỡi và điều trị các bệnh về răng, nướu.

Vì sao mẹ hay dùng lá hẹ rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh? Phương pháp này có an toàn cho trẻ nhỏ không và làm sao rơ miệng đúng cách để không tổn hại đến trẻ? Hãy tham khảo bài viết sau để tìm hiểu nhé.

Vì sao phải rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh?

Cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng lá hẹ hiệu quả các mẹ cần biết 1 Trẻ nhỏ thường tưa lưỡi do nấm Candida albicans gây ra

Bề mặt lưỡi và khoang miệng trẻ rất nhiều vi sinh vật gây mùi hôi. Nếu mẹ không thường xuyên vệ sinh miệng lưỡi cho con, trẻ dễ bị tưa lưỡi và các bệnh răng miệng do vi khuẩn gây ra, khiến trẻ không cảm nhận được hương vị một cách tốt nhất và sinh ra chán ăn.

Vì thế mẹ cần rơ lưỡi, vệ sinh miệng cho trẻ mỗi ngày, đồng thời kết hợp massage nướu, điều này rất tốt cho quá trình trẻ mọc răng sau này. Ngoài ra, trẻ nên uống nước sau mỗi bữa ăn.

Rơ lưỡi, vệ sinh miệng cho trẻ sơ sinh cũng giống như việc người lớn đánh răng mỗi ngày. Vệ sinh miệng có tác dụng làm sạch các mảng trắng bám trên lưỡi, nướu và khoang miệng, gây nên tưa lưỡi.

Tưa lưỡi hay gọi là tưa miệng là những màng giả màu trắng xuất hiện ở niêm mạc miệng, đặc biệt là mặt trên của lưỡi. Những màng này bám khá chặt vào niêm mạc, gây cộm và đau làm cho trẻ khó chịu, nuốt khó.

Nguyên nhân chính gây tưa lưỡi là do nấm Candida albicans gây ra, thường xuất hiện ở trẻ có thể trạng yếu, nhất là trẻ sơ sinh thiếu tháng. Cũng có khi trẻ sẽ nhiễm bệnh ngay sau khi chào đời do người mẹ bị nấm âm đạo.

Mầm bệnh cũng có thể đến từ đầu vú cao su, dụng cụ pha sữa không được vệ sinh tốt, cặn sữa ứ đọng lâu ngày cũng lên men, tạo điều kiện cho nấm Candida albicans phát triển, gây tưa lưỡi.

Lợi ích của lá hẹ với răng miệng

Trong lá hẹ có chứa các thành phần là chất kháng sinh như Allicin, Sulfit, Odorin,… có công dụng diệt khuẩn mạnh và tốt không thua gì Penicillin – một loại kháng sinh thường được dùng phổ biến trong Tây y.

Đặc biệt, thành phần này là các chất “kháng sinh tự nhiên” không gây tác dụng phụ hay nguy hiểm cho sức khỏe người sử dụng. Vì vậy, phương pháp này an toàn cho trẻ nhỏ hay trẻ sơ sinh sử dụng. 

Khi dùng lá hẹ rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh giúp tiêu diệt nhanh chóng nấm miệng, vi khuẩn và hạn chế các bệnh do vi khuẩn gây ra như tưa lưỡi, viêm nướu, sún răng,... Ngoài chống viêm, kháng khuẩn, nguyên liệu tự nhiên này còn giúp giải độc, tiêu đờm, cầm máu và giúp bé dễ chịu hơn trong giai đoạn mọc răng sữa.

Mẹ có thể dùng lá hẹ rơ nướu tránh sốt mọc răng khi bé đủ 100 ngày. Theo nhiều báo cáo y khoa, nhờ tác dụng sát trùng, chống viêm của lá hẹ nên thường được dùng để phòng tránh viêm lợi, mọc răng, răng đau nhức.

Cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng lá hẹ hiệu quả các mẹ cần biết 2 Dùng lá hẹ trị tưa lưỡi là phương pháp điều trị dân gian từ xưa

Cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng lá hẹ mẹ cần biết

Cách rơ lưỡi theo phương pháp thông thường

Bước 1: Chuẩn bị một miếng gạc rơ lưỡi sạch.

Bước 2: Mẹ cần rửa tay sạch sẽ, quấn hay xỏ miếng gạc vào ngón trỏ, thấm dung dịch đã được chuẩn bị để rơ lưỡi cho trẻ. Mẹ có thể dùng loại gạc được tẩm dung dịch.

Bước 3: Việc rơ lưỡi có thể kích thích trẻ nôn ói, do đó mẹ nên rơ lưỡi khi trẻ đói, cách mỗi bữa ăn 30 phút, tốt nhất là buổi sáng sau khi trẻ thức dậy.

Bước 4: Bế trẻ lên bằng một tay sao cho đầu trẻ ngang với ngực mẹ, đưa tay quấn gạc nhẹ nhàng vào miệng trẻ, bắt đầu rơ từ hai bên má, sau đó đến các nơi khác trong vòm miệng và cuối cùng là lưỡi. Mẹ không nên rơ lưỡi trong khi trẻ đang quấy khóc, khó chịu.

Cách rơ lưỡi bằng lá hẹ

Từ 5 tháng tuổi trở lên, hệ thống tiêu hóa của bé đã hoàn thiện, mẹ đã có thể dùng cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng lá hẹ. Trước đó mẹ chỉ nên rơ bằng nước ấm hoặc nước muối sinh lý để đảm bảo an toàn cho trẻ.

Mẹ nên mua hẹ tươi, không thuốc trừ sâu, tốt nhất nên mua ở những nơi tin cậy như cửa hàng rau củ hữu cơ, siêu thị, cửa hàng uy tín. Cách làm như sau: Rửa sạch lá hẹ, đập hơi nát, cho vào nồi đang sôi, khuấy đều, để ấm và chắt lấy phần nước.

Để đảm bảo an toàn và hiệu quả khi dùng cách rơ lưỡi bằng lá hẹ cho trẻ sơ sinh, mẹ hãy làm theo hướng dẫn sau: 

Bước 1: Chuẩn bị dung dịch rơ lưỡi

Lấy khoảng một nắm nhỏ lạ hẹ tươi, rửa sạch với nước muối để loại bỏ hết vi khuẩn, bụi bẩn.

Giã hoặc xoay nhuyễn lá hẹ, lọc lấy phần nước cốt để rơ lưỡi.

Thêm vào nước cốt một vài hạt muối biển và bắt đầu rơ lưỡi cho trẻ.

Bước 2: Vệ sinh sạch sẽ

Trước khi rơ lưỡi cho bé, mẹ hãy dùng cồn y tế hoặc nước rửa chuyên dụng để rửa tay sạch sẽ nhằm tiêu diệt vi khuẩn bám trên da tay có thể tấn công khoang miệng trẻ. Sau đó, lau khô tay. Mẹ nên ưu tiên sử dụng cồn y tế hơn xà phòng do cồn có khả năng bay hơi hết, không để lại chất dư thừa trên tay như xà phòng.

Bước 3: Đặt trẻ đúng tư thế

Bế trẻ lên và cố định bằng một tay sao cho đầu của con ngang ngực của mẹ để trẻ cảm thấy thoải mái, hạn chế tình trạng nôn trớ. 

Bước 4: Rơ lưỡi cho trẻ

Cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng lá hẹ hiệu quả các mẹ cần biết 3 Hiểu rõ đúng cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng lá hẹ sẽ đảm bảo an toàn cho trẻ

Dùng gạc rơ lưỡi hoặc gạc y tế quấn quanh ngón trỏ và thấm vào dung dịch lá hẹ đã chuẩn bị sẵn tiến hành rơ lưỡi cho trẻ. Quá trình rơ lưỡi được thao tác cụ thể như sau:

Ở hai bên nướu, mẹ rơ lưỡi nhẹ nhàng theo chuyển động hình tròn để loại bỏ vi khuẩn bám trên nướu. Với trẻ đang mọc răng mẹ chỉ chấm nhẹ nhàng quanh nướu để hạn chế chà xát làm tổn thương gây đau nhức cho trẻ.

Ở xung quanh miệng, mẹ tiếp tục vệ sinh hai bên má và vòm họng.

Ở toàn bộ lưỡi, mẹ rơ lưỡi theo một chiều từ trong ra ngoài. Khi này mẹ cần thao tác nhanh để không làm trẻ khó chịu, dễ bị nôn trớ. 

Những lưu ý cần nhớ khi rơ lưỡi bằng lá hẹ

Mẹ cần lưu ý những điều sau khi áp dụng mẹo rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng lá hẹ:

  • Mẹ chỉ dùng phương pháp dân gian này với trẻ trên 5 tháng tuổi.
  • Gạc chỉ được dùng 1 lần, không tái sử dụng để đảm bảo an toàn.
  • Không nên rơ lưỡi cho trẻ khi trẻ nằm trên giường hay nằm trên mặt phẳng.
  • Mẹ thực hiện 1-2 lần/ngày cho tới khi trẻ mọc răng đầy đủ.
  • Vào thời gian đầu rơ miệng, trẻ sẽ thấy khó chịu do trẻ chưa quen với mùi hăng nồng của mùi lá hẹ. Vì thế, mẹ cần nhẹ nhàng với trẻ giúp trẻ luôn cảm thấy thoải mái.
  • Mẹ nên thấm gạc qua nước muối Natriclorid 0.9% trước khi thấm nước hẹ để vệ sinh lưỡi cho con, để đảm bảo an toàn.
  • Mẹ nên cho trẻ uống khoảng 1-2 muỗng nước trước và sau khi rơ lưỡi.
  • Không tự ý sử dụng các loại dung dịch hay thuốc kháng sinh để rơ lưỡi cho trẻ trong thời gian dài, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.
  • Việc dùng dịch chiết lá hẹ mỗi ngày và liên tục không gây ảnh hưởng gì cho răng miệng của trẻ.

Trên đây là thông tin và những điều cần lưu ý khi mẹ muốn áp dụng cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng lá hẹ. Phương pháp này nếu được thực hiện đúng cách và đều đặn sẽ mang đến hiệu quả cao.

Quỳnh Trang

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm