Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Bệnh lý/
  3. Răng - Hàm - Mặt/
  4. Tưa miệng

Tưa miệng: Tình trạng phổ biến xảy ra ở niêm mạc miệng

Bác sĩHoàng Thị Lệ

Đã kiểm duyệt nội dung

Với hơn 8 năm kinh nghiệm, trong đó có 5 năm làm việc trong lĩnh vực Nội khoa và 3 năm chuyên về tiêm chủng, bác sĩ đã đóng góp quan trọng vào việc nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cộng đồng.

Xem thêm thông tin

Tưa miệng là một tình trạng phổ biến xảy ra ở niêm mạc miệng do nấm men Candida albicans gây nên. Đặc biệt ở trẻ em, bệnh tưa miệng gây đau nhức, khó chịu, khiến trẻ hay quấy khóc, bỏ bú, ăn uống kém,… Vậy đâu là nguyên nhân gây ra tình trạng tưa miệng và làm thế nào để điều trị hiệu quả?

Nội dung chính

Tìm hiểu chung tưa miệng

Tưa miệng là gì?

Tưa miệng là tình trạng niêm mạc trong khoang miệng bị nhiễm nấm Candida albicans. Bình thường, Candida albicans thường trú trong khoang miệng một lượng nhỏ không gây hại cho cơ thể. Tuy nhiên, một vài yếu tố thuận lợi, Candida albicans phát triển quá mức bao phủ trong khoang miệng dẫn tới tưa miệng.

Tưa miệng là bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 1 tuổi. Dấu hiệu thường thấy là trên lưỡi xuất hiện các bợn màu trắng phủ lên bề mặt và khiến trẻ bị đau, khó nuốt thức ăn. Bệnh gây chứng biếng ăn, ảnh hưởng đến khả năng miễn dịch, chữa lâu khỏi và ảnh hưởng đến sự phát triển lâu dài của trẻ.

Triệu chứng tưa miệng

Những dấu hiệu và triệu chứng của tưa miệng

Bệnh tưa miệng thường xảy ra đột ngột. Một trong những triệu chứng phổ biến là có những mảng màu trắng kem, hơi nhô cao xuất hiện trong niêm mạc miệng, nhất là ở trên lưỡi hoặc trong má. Đôi khi cũng có thể thấy ở trong vòm miệng, amidan, lợi hay phía sau cổ họng. Những mảng trắng này có thể chuyển thành màu vàng phomai, xanh hoặc đen ở trường hợp nặng. Những dấu hiệu khác có thể thấy ở tưa miệng là:

  • Đỏ và đau ở trong khóe miệng.

  • Chảy máu lưỡi, nhất là khi chạm vào lưỡi.

  • Cảm thấy đau rát khi nuốt nước bọt. Nhất là khi ăn những đồ ăn cay, nóng càng thấy đau rát hơn.

  • Khó nuốt nhất là thức ăn khô cứng. Ở trường hợp nặng, người bệnh gần như không ăn uống được.

  • Có cảm giác khô lưỡi.

  • Mất vị giác, ăn không ngon miệng.

Ở trẻ bị nấm lưỡi thường có các triệu chứng:

  • Trẻ quấy khóc liên tục, không chịu bú hay ăn uống.

  • Đầu lưỡi loang lổ và đỏ lên.

  • Khi trẻ bị tưa miệng bú mẹ có thể làm cho người mẹ bị nhiễm nấm làm cho đầu vú bị đỏ, ngứa, bong da hay nứt ở đầu núm vú.

Biến chứng có thể gặp khi mắc bệnh tưa miệng

  • Suy dinh dưỡng, chậm lớn;

  • Viêm phổi, viêm phế quản;

  • Nhiễm nấm toàn thân.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra nhất là với trẻ nhỏ, hãy liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.

Nguyên nhân tưa miệng

Nguyên nhân dẫn đến tưa miệng

Thông thường, trong khoang miệng, đường tiêu hóa và da mỗi người đều có một lượng nhỏ nấm Candida. Bình thường, chúng sẽ không gây bệnh, nhưng nếu có một vài yếu tố nào đó sẽ tạo điều kiện cho nấm phát triển và gây tưa miệng. Một vài yếu tố làm cho nấm Candida phát triển là:

  • Sử dụng một số loại thuốc như: Corticoid, kháng sinh, thuốc tránh thai,…

  • Xạ trị hay hóa trị làm chết những tế bào khỏe mạnh làm cho nấm phát triển;

  • Những tình trạng làm hệ thống miễn dịch suy yếu như bạch cầu, HIV/AIDS,..

  • PH tại niêm mạc bị mất cân bằng;

  • Vệ sinh miệng không tốt;

  • Bệnh tiểu đường không kiểm soát;

  • Mang thai;

  • Hút thuốc lá.

Chia sẻ:

Có thể bạn quan tâm

Nguồn tham khảo
  1. https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/10956-thrush
  2. https://www.healthline.com/health/thrush#treatment

Câu hỏi thường gặp về bệnh tưa miệng

Thời gian điều trị bệnh tưa miệng khoảng bao lâu?

Thuốc chống nấm có thể chữa khỏi bệnh tưa miệng trong vòng một đến hai tuần. Bạn có thể cần tiếp tục dùng thuốc trong vài ngày nữa để tiêu diệt bất kỳ loại nấm nào còn sót lại.

Có biện pháp khắc phục bệnh tưa miệng tại nhà không?

Tưa miệng có thể gây ra các biến chứng gì nếu không được điều trị kịp thời?

Bệnh tưa miệng có lây không?

Tại sao trẻ em dưới 1 tuổi thường dễ bị tưa miệng?

Hỏi đáp (0 bình luận)