Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Bệnh lý/
  3. Răng - Hàm - Mặt/
  4. Viêm lợi

Viêm lợi là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị bệnh

Dược sĩ Đại học Phạm Nguyễn Hoàng Kim

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.

Xem thêm thông tin

Bệnh viêm lợi gây ra chảy máu, sưng đỏ, chảy dịch, thay đổi đường viền lợi và lung lay răng. Chẩn đoán dựa vào thăm khám. Điều trị bao gồm việc vệ sinh răng miệng đúng cách và loại bỏ các yếu tố tại chỗ phối hợp. Các trường hợp nặng hoặc xảy ra biến chứng cần phải sử dụng kháng sinh hoặc phẫu thuật.

Nội dung chính

Tìm hiểu chung viêm lợi

Viêm lợi là gì?

Viêm lợi có hai loại là viêm lợi do mảng bám răng và viêm lợi không do mảng bám răng. Hầu như tất cả viêm lợi là do mảng bám trên răng gây ra.

Viêm lợi do mảng bám răng gây ra có hai loại:

Viêm lợi do mảng bám răng, không kèm các yếu tố tại chỗ khác phối hợp.

Viêm lợi do mảng bám răng có kèm các yếu tố tại chỗ phối hợp làm gia tăng sự tích tụ mảng bám trên răng, như:

Hình thể răng bất thường, gần chân răng có nhú men răng.

Đường xi măng: Có những đường như bị nứt dọc hoặc ngang chạy ngay dưới đường ranh giới men xi măng.

Chất hàn thừa, mối hàn hở, cầu chụp răng sai lệch.

Tổn thương tủy hoặc chấn thương dẫn đến tiêu chân răng vùng cổ răng.

Triệu chứng viêm lợi

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh viêm lợi

Đầu tiên các mảng bám sẽ đi sâu rãnh lợi tạo các thành các túi lợi sưng to, tiếp theo là gây đỏ, viêm lợi dọc theo một hoặc nhiều răng, sưng phồng nhú lợi và dễ chảy máu. Thường không đau. Viêm lợi có thể điều trị khỏi nếu ở mức độ nhẹ nhưng đôi khi tiến triển đến viêm quanh răng.

Biến chứng có thể gặp khi mắc bệnh viêm lợi

Viêm lợi là vấn đề về lợi thường gặp nhất, nếu không được điều trị, viêm lợi có thể dẫn đến biến chứng như áp xe lợi và viêm quanh răng khu trú hoặc lan tỏa.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.

Nguyên nhân viêm lợi

Nguyên nhân dẫn đến viêm lợi

Viêm lợi do mảng bám

Vệ sinh răng miệng không sạch dẫn đến mảng bám tích tụ giữa lợi và răng, nó lớn dần và đi sâu quá rãnh lợi bình thường, tạo ra túi lợi chứa nhiều vi khuẩn gây viêm lợi và sâu chân răng.

Viêm lợi do mảng bám có thể lắng xuống hoặc bùng phát hơn do thay đổi hormon, rối loạn hệ thống, do thuốc hoặc suy dinh dưỡng.

Sự thay đổi hormon xảy ra ở tuổi dậy thì, trong chu kỳ kinh nguyệt và khi mang thai, và khi mãn kinh hoặc do sử dụng các thuốc ngừa thai chứa hormone đường uống (hoặc dạng tiêm) có thể làm bùng phát viêm lợi.

Các rối loạn hệ thống miễn dịch (ví dụ, tiểu đường, AIDS, thiếu vitamin, bệnh bạch cầu, giảm bạch cầu) có thể ảnh hưởng lên mức độ đáp ứng viêm.

Các thuốc như cyclosporin và nifedipine và thiếu trầm trọng niacin (gây ra pellagra) hoặc vitamin C (gây bệnh scobut) có thể gây viêm lợi.

Việc tiếp xúc thường xuyên với các kim loại nặng như chì, bismuth cũng có thể gây viêm lợi và đường viền lợi bị tối màu.

Viêm lợi không do mảng bám

Nguyên nhân có thể do nhiễm vi khuẩn, virus, nấm. Ngoài ra còn do các phản ứng dị ứng, chấn thương, rối loạn niêm mạc da (ví dụ như lichen planus, pemphigoid) và rối loạn liên quan đến di truyền (ví dụ như u xơ lợi di truyền).

Nguy cơ viêm lợi

Những ai có nguy cơ mắc phải viêm lợi

Viêm lợi thường dễ mắc phải ở các đối tượng sau đây:

  • Phụ nữ mãn kinh.

  • Phụ nữ mang thai.

  • Bệnh nhân bị đái tháo đường không kiểm soát được, bệnh bạch cầu, bệnh Scobut, bệnh bệnh pellagra (thiếu vitamin PP).

  • Bệnh nhân có bệnh nh mih nhân.

Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải viêm lợi

Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc viêm lợi, bao gồm:

  • Hút thuốc lá, u thuốc láố làm tăng nguy cơ mắc iểm soát được, bệnh bạ.

  • Dùng một số loại thuốc như: thuốc tránh thai đường uống, thuốc chống co giật, thuốc chẹn kênh calci, hóa trị liệu, corticoid…

  • Đeo các dụng cụ nha khoa không phù hợp.

  • Mối hàn bị bong gây dắt thức ăn.

  • Yếu tố gen.

Phương pháp chẩn đoán & điều trị viêm lợi

Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán viêm lợi

Chẩn đoán xác định

Chẩn đoán chủ yếu dựa trên các biểu hiện trên lâm sàng.

Toàn thân

Không có biểu hiện gì đặc biệt.

Tại chỗ

Ngoài miệng: Có thể có hạch ở hàm dưới.

Trong miệng: Trên 2 tuần tiến triển các tổn thương ở lợi với những đặc điểm lâm sàng:

  • Có mảng bám trên các răng giáp bờ viền lợi, có thể quan sát bằng mắt thường hay sử dụng hóa chất nhuộm màu mảng bám răng.

  • Thay đổi hình dạng của bờ lợi, lợi sưng lên và phù nề, phì đại tạo nên túi lợi giả.

  • Thay đổi màu sắc của lợi: Lợi bình thường màu hồng nhạt chuyển sang màu đỏ nhạt hoặc đỏ sẫm.

  • Độ săn chắc và đàn hồi của lợi giảm do tổn thương.

  • Đôi khi có chảy máu lợi một cách tự nhiên hoặc khi thăm khám.

  • Tăng tiết dịch túi lợi.

  • Lợi được phục hồi, săn chắc và đàn hồi sau khi làm sạch mảng bám răng.

  • Hình ảnh trên mô học cho thấy có tổn thương viêm.

  • Không mất đi tính bám dính quanh răng.

  • Không có túi lợi bệnh lý.

  • Biểu hiện viêm có thể chỉ ở một răng nhưng cũng có khi xảy ra một nhóm răng hoặc toàn bộ hai hàm.

  • Trường hợp viêm lợi do mảng bám răng kèm yếu tố tại chỗ phối hợp làm các lợi viêm khu trú ở các răng có hình thể răng bất thường, có nhú men răng gần chân răng, đường nứt xi măng, chất hàn thừa, cầu, chụp răng sai quy cách hoặc tiêu chân răng vùng cổ răng do sang chấn hoặc tổn thương tủy.

Các biểu hiện cận lâm sàng

X quang: Không có hình ảnh x-quang tiêu xương trên ổ răng.

Chẩn đoán phân biệt

Chẩn đoán phân biệt viêm lợi và viêm quanh răng tiến triển chậm.

Triệu chứng

Viêm lợi do mảng bám răng

Viêm quanh răng tiến triển chậm

Có mảng bám răng

Thay đổi màu sắc lợi

Thay đổi hình thể lợi

Chảy máu lợi

Tăng tiết dịch lợi

Mất bám dính quanh răng

Túi lợi bệnh lý

Tiêu xương ổ răng

+

+

+

+

+

-

-

-

+

+

+

+

+

+

+

+

Phương pháp điều trị viêm lợi hiệu quả

Điều trị bao gồm các bước sau:

  • Cần hướng dẫn bệnh nhân vệ sinh răng miệng đúng cách để nhằm loại trừ mảng bám răng.

  • Làm sạch các mảng bám trên bề mặt răng như cao răng và các chất màu.

  • Nên dùng nước súc miệng có chất kìm khuẩn hoặc sát khuẩn ở những bệnh nhân không thể làm sạch mảng bám răng bằng các biện pháp cơ học như có dị tật, đang làm phẫu thuật vùng miệng, hàm mặt, mang các khí cụ nắn chỉnh răng.

  • Loại bỏ hoặc hạn chế tối đa các yếu tố tại chỗ phối hợp gây tăng sự tích tụ mảng bám răng: hàn lại các mối hàn bị sứt, chỉnh lại cầu chụp sai quy cách, trám răng sâu.

  • Phẫu thuật cắt, tạo hình lợi nếu người bệnh bị lợi phì đại và xơ hóa.

Viêm lợi do các rối loạn hệ thống miễn dịch gây ra cần điều trị nguyên nhân gây bệnh:

  • Đối với viêm lợi bong vảy trong thời kỳ mãn kinh, điều trị bằng estrogen và progestin có thể có lợi nhưng tồn tại các tác dụng không mong muốn nguy hiểm, nên liệu pháp được khuyến nghị nên hạn chế.

  • Viêm lợi do Pemphigus vulgaris và các tình trạng da-niêm mạc tương tự có thể cần điều trị bằng corticosteroid toàn thân.

Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa viêm lợi

Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của viêm lợi

Chế độ sinh hoạt:

  • Vệ sinh răng miệng đúng cách và khoa học: chải răng sau khi ăn, dùng bàn chải đánh răng loại mềm mại.

  • Súc miệng nước muối hàng ngày.

  • Dùng tăm nước hay chỉ tơ nha khoa để làm sạch bề mặt răng, nhất là vùng khe giữa hai răng.

Chế độ dinh dưỡng:

Phương pháp phòng ngừa viêm lợi hiệu quả

Để phòng bệnh viêm lợi cần thực hiện các biện pháp dưới đây:

  • Việc loại bỏ mảng bám hàng ngày bằng chỉ nha khoa, bàn chải đánh răng và vệ sinh răng miệng định kỳ bởi nha sĩ hoặc nhân viên y tế từ 6 tháng/lần sẽ giúp giảm thiểu bệnh viêm lợi.

  • Bệnh nhân mắc rối loạn hệ thống miễn dịch cần phải thường xuyên làm sạch tại các cơ sở chuyên khoa.

Nguồn tham khảo
  1. Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh về răng hàm mặt của Bộ Y Tế: https://kcb.vn/
  2. MSD Manual: https://www.msdmanuals.com/

Các bệnh liên quan

  1. Sâu răng

  2. Bạch sản

  3. U xơ vòm mũi họng

  4. Viêm, đau răng

  5. Viêm loét miệng

  6. Ung thư răng

  7. Viêm chân răng

  8. Tật không có hàm

  9. Răng mọc kẹt

  10. Tụt lợi

Hỏi đáp (0 bình luận)