Cách sơ cứu khi gặp người lên cơn đau tim kịp thời
Ngày 06/10/2017
Kích thước chữ
Mặc định
Lớn hơn
Đau tim là một dạng tai biến rất phổ biến ở người trung tuổi cũng như người cao tuổi. Nắm được cách sơ cứu người lên cơn đau tim giúp bạn cứu vớt sự sống
Đau tim là một dạng tai biến rất phổ biến ở người trung tuổi cũng như người cao tuổi. Nắm được cách sơ cứu người lên cơn đau tim giúp bạn cứu vớt sự sống của họ rất hiệu quả.
1. Bệnh đau tim là gì?
Các cơn đau tim xuất hiện là do tình trạng một hay nhiều mạch máu mang máu đến nuôi tim bị tắc nghẽn một cách đột ngột. Chính sự tắc nghẽn này khiến cho việc nuôi dưỡng các tế bào tim bị hạn chế và rất có thể các tế bào ấy rơi vào tình trạng tử vong. Khi các tế bào cơ tim này chết và không thể tham gia vào quá trình dẫn truyền điện tim , dẫn máu cho tim, co bóp…thì sẽ gây nên những tổn thương tim. Hậu quả nghiêm trọng là gây nên những cơn nhồi máu cơ tim đột ngột không sơ cứu kịp thời có thể dẫn đến tử vong.
Tổn thương tim ngày càng lớn tại một vị trí hay nhiều vị trí ngày một lớn có thể khiến cho tim ngừng đập. Trong trường hợp người bệnh bị lên cơn đau tim thì việc sơ cứu là rất cần thiết và cực kì quan trọng. Nó có thể giúp cho người bệnh nhanh chóng vượt qua được lưỡi hái tử thần nếu biết cách sơ cứu người lên cơn đau tim kịp thời và đúng cách.
2. Những dấu hiệu nhận biết khi một người lên cơn đau tim
Nắm bắt được các dấu hiệu của một người chuẩn bị lên cơn đau tim chắc chắn sẽ giúp những người xung quanh và chính bản thân người bệnh có được phương pháp phòng tránh hiệu quả nhất.
Người bệnh có cảm giác đau ngực từ tận phía trong xương. Trái tim như bị bóp nghẹn, có cảm giác co thắt và đau vô cùng dữ dội. Các cơn đau ngực thông thường lan từ phía sau rồi lên cổ, cằm cũng như vai và phía bên trái. Thông thường thì các cơn đau có thời gian kéo dài trung bình khoảng 20 phút. Đó chính là dấu hiệu của cơn nhồi máu cơ tim.
Kèm theo đó có thể là các triệu chứng khác như:
Người bệnh nhân bỗng nhiên vã mồ hôi như tắm.
Mặt bỗng nhiên tái xanh.
Cảm giác buồn nôn khó chịu và nôn.
Tinh thần rơi vào tình trạng hoảng hốt.
Hơi thở bỗng nhiên nhanh và ngắn hơn
3. Cách sơ cứu người lên cơn đau tim
Khi gặp người bệnh có những triệu chứng kể trên thì phải ngay lập tức giúp đỡ họ sơ cứu. Mỗi người cần phải:
Nhận biết chính xác các triệu chứng cũng như thật sự bình tĩnh để kiểm soát tình huống.
Có thể đặt bệnh nhân ngồi hoặc nằm trong một tư thế thoải mái nhất.
Nới quần áo cho bệnh nhân thoải mái và tuyệt đối không cho phép bệnh nhân cử động.
Làm được những điều này sẽ giúp cho bệnh nhân mắc bệnh tim được nghỉ ngơi cũng như hạn chế được một số tổn thương cơ bản có thể ảnh hưởng tới tim.
Nếu bệnh nhân đã từng lên các cơn đau tim thì thông thường họ sẽ mang theo các loại thuốc ngậm dưới lưỡi, đây là loại thuốc có chức năng làm giãn mạch máu nuôi tim cũng như tăng cường oxy cho tim. Hãy hỏi bệnh nhân có mang theo thuốc không và tìm hộ bệnh nhân, tránh để tình trạng bệnh nhân bị cuống. Trong lúc đó cũng gọi ngay tới trung tâm cấp cứu.
Nên chuẩn bị sẵn sàng hô hấp nhân tạo cũng như xoa bóp tim ngoài lồng ngực, đây là cách sơ cứu người lên cơn đau tim mà ai cũng cần trạng bị cho mình.
Khi phát hiện người lên cơn đau tim hãy quan sát và tìm hiểu các dấu hiệu của họ. Trong quá trình sơ cứu hãy thật sự bình tĩnh vì như vậy cả người sơ cứu và người bệnh đều có cảm giác thoải mái nhất.
Diệu Linh
Có thể bạn quan tâm
Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm
Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.