Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Võ Trường Toản. Có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành Dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Trẻ sơ sinh cần được tắm nắng để bổ sung vitamin D kể cả mùa hè hay mùa đông. Nhưng vào mùa đông ba mẹ không dám tắm nắng cho trẻ. Vậy cách tắm nắng mùa đông cho trẻ sơ sinh hiệu quả như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu ở bài viết dưới các mẹ nhé.
Các mẹ thường thắc mắc liệu mùa đông có nên tắm nắng cho trẻ sơ sinh hay không vì sợ con bị cảm lạnh. Do đó, mẹ có thói quen ủ ấm, mặc kín cho bé nhưng điều này khiến bé có ít cơ hội tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Dẫn đến cơ thể trẻ cũng không thể tiếp nhận vitamin D và việc tắm nắng lúc này dường như không hiệu quả.
Mục đích của việc tắm nắng là đáp ứng nhu cầu vitamin D cho cơ thể. Vitamin D là một loại hormone được cơ thể sản sinh ra khi da tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng. 80% vitamin D được tổng hợp dưới tác động của tia ánh nắng mặt trời còn 20% còn lại đến từ sữa mẹ và thức ăn. Vitamin D hỗ trợ cơ thể hấp thụ canxi giúp xương chắc khoẻ, tránh vàng da.
Thiếu vitamin D là nguyên nhân gây thiếu hụt canxi trong máu dẫn đến còi xương, dị dạng xương và suy dinh dưỡng. Ngoài ra, nó còn là nguyên nhân dẫn đến một số triệu chứng thường gặp khác ở trẻ em như hay quấy khóc, đổ mồ hôi đêm, chậm phát triển cả tinh thần và thể chất. Trong độ tuổi từ 6 đến 18 tháng trẻ rất dễ bị thiếu vitamin D nên ba mẹ cần chú ý hơn nhé.
Việc tắm nắng cho trẻ sơ sinh phải đúng cách tránh các tác dụng phụ như chán ăn, tổn thương da do tia cực tím có thể dẫn đến tổn thương thận, cao huyết áp,...
Có thể thấy bổ sung vitamin D cho cơ thể không chỉ quan trọng với trẻ sơ sinh mà với tất cả mọi người. Tắm nắng hay để bé tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời là cách tốt nhất để thúc đẩy quá trình tổng hợp vitamin D và đảm bảo bổ sung đầy đủ vitamin D cho cơ thể phát triển hoàn thiện.
Vào mùa đông, mặt trời mọc chậm hơn so với mùa hè, buổi sáng sớm thường rất lạnh khiến trẻ dễ mắc các bệnh về đường hô hấp. Do đó các mẹ nên tắm nắng cho bé khi có ánh nắng và trời ấm hơn khoảng 9 sáng và 4 - 5 giờ vào buổi chiều. Tuyệt đối không cho trẻ tiếp xúc ánh nắng từ 10 - 16 giờ, vì lúc này tia UV của ánh nắng mặt trời rất mạnh và làm tổn thương da.
Ba mẹ cần lưu ý khi chọn vị trí ngồi tắm nắng cho con. Không để ánh nắng chiếu trực tiếp vào đầu, mặt và mắt để tránh tia cực tím gây hại. Trong mọi trường hợp, không để trẻ tắm nắng ở nơi nhiều gió, con sẽ bị cảm lạnh. Phải cho trẻ tắm nắng ở nơi sạch sẽ, có ánh nắng, ít bụi bẩn. Nếu không thể ra ngoài trong những ngày có gió, bạn có thể cho bé tắm nắng bên cửa sổ để ánh nắng chiếu trực tiếp vào. Không nên tắm nắng cho bé qua cửa kính.
Vào mùa đông, thời tiết lạnh khiến bé dễ bị nhiễm lạnh, vì vậy mẹ cần giữ ấm cổ, đầu và bụng cho bé. Những bộ phận có thể tắm nắng cho bé là tay, và lưng. Vào mùa đông, kể cả những ngày nắng ấm cũng không nên cởi hết quần áo cho bé, nếu đột ngột cởi hết quần áo cơ thể trẻ không kịp thích nghi với nhiệt độ thấp bên ngoài dễ bị cảm lạnh.
Khi tắm nắng các mẹ nhé chỉ nên để hở bộ phận cần tắm nắng, ví dụ tắm nắng xong cho phần lưng thì che lại và vén phần quần áo ở tay hoặc chân để tắm nắng cho những phần này.
Thời gian tắm nắng cho trẻ có thể từ 15 - 30 phút, nhưng không nên nhiều hơn.
Lúc tắm nắng nếu bé đổ mồ hôi nhiều, mạch nhanh, hãy nhanh chóng đưa bé vào bên trong cho uống một ít nước lọc để giảm thiểu khả năng bị cảm nắng.
Sau khi tắm nắng cho trẻ, mẹ nên lau khô mồ hôi và cho trẻ uống thêm nước và mặc quần áo cho trẻ. Khi phơi nắng, các lỗ chân lông sẽ nở ra nên khi vào nhà hoặc nơi râm mát, hơi lạnh dễ dàng xâm nhập qua lỗ chân lông khiến cơ thể bé cảm lạnh.
Ngoài ra ba mẹ cần lưu ý thêm một số vấn đề như:
Với những chia sẻ về cách tắm nắng mùa đông cho trẻ sơ sinh ở trên, mẹ có thể yên tâm tắm nắng cho bé một cách an toàn và hiệu quả trong mùa đông này. Bên cạnh bổ sung vitamin D bằng tắm nắng mẹ có thể bổ sung các chất vitamin cần thiết khác bằng cách uống để trẻ đủ dưỡng chất phát triển trong những năm tháng đầu đời.
Cao Hiếu
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcTừ Vĩnh Khánh Tường
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Võ Trường Toản. Có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành Dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.