Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Tắm nắng cho trẻ sơ sinh đến mấy tháng tuổi thì dừng lại? Lợi ích của việc tắm nắng là gì? Cách tắm nắng như thế nào là an toàn và đúng chuẩn? Là những vấn đề của hầu hết các bà mẹ mới sinh con đều thắc mắc.
Tắm nắng là cách tốt nhất cho trẻ bổ sung vitamin D tránh còi xương, chữa vàng da tình trạng nhẹ. Hơn nữa tắm nắng giúp con không bị hăm tã vì ánh nắng mang tác dụng diệt khuẩn.
Trẻ sau khi sinh được 2 tuần tuổi thì mẹ có thể cho bé tắm nắng, vì dưới tác động của ánh nắng cơ thể sẽ sản sinh ra vitamin D giúp canxi lắng đọng trong xương làm xương chắc khỏe và bé cao lớn hơn. Bên canh đó, tiếp xúc với ánh nắng mặt trời đúng mức làm tăng mức serotonin - Đây là hormone hạnh phúc giúp trẻ vui vẻ, ít tức giận, quấy khóc, giúp bé ngủ ngon.
Mức độ bilirubin tăng và chức năng gan đào thải không kịp là hai nguyên nhân chính gây ra bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh. Do đó tiếp xúc với ánh nắng mặt trời có tác dụng hạ thấp mức độ bilirubin trong cơ thể bé và ngăn ngừa các biến chứng liên quan.\
Những chấn thương có thể khiến chúng ta bị mất máu, nhưng nhờ vào vitamin D và K giúp ngăn ngừa mất máu thông qua cơ chế đông máu. Cũng giống như người lớn, cơ thể của bé cần có khả năng đông máu để tránh bị tổn thương nên tắm nắng sẽ giúp cơ thể sản xuất vitamin D cân bằng quá trình đông máu, bảo vệ cơ thể trẻ.
Thời điểm tắm nắng cho con khoảng 7 - 10 ngày sau sinh và ba mẹ không nên quá lo lắng về việc bé bị lạnh vì sức nóng từ mặt trời đã đủ để sưởi ấm cho con. Phòng ngừa cảm lạnh cho trẻ sơ sinh chủ yếu dựa vào việc mẹ tắm nắng cho trẻ như thế nào.
Nhiều bậc cha mẹ vẫn thường thắc mắc rằng nên tắm nắng cho trẻ sơ sinh đến khi nào? HIện nay vẫn không có cơ sở chứng minh nào về việc giới hạn độ tuổi tắm nắng của trẻ. Có tới 80% vitamin D được tổng hợp từ ánh sáng mặt trời vì vậy việc tắm nắng hỗ trợ tốt cho sự phát triển toàn diện của trẻ.
Vì thế có thời gian tắm nắng cho trẻ mỗi ngày thì rất tốt. Khi trẻ có thể tự đi được, vui chơi chạy nhảy ngoài trời, lúc này các tia nắng mặt trời xuất hiện là trẻ tự tắm nắng cho mình rồi. Mẹ không cần lo lắng vấn đề này nữa đâu.
Vào mùa hè, ánh nắng sớm chói chang và gay gắt, nên cho trẻ tắm nắng buổi sớm khi mặt trời vừa mọc, lý tưởng là 6 - 7 giờ để tránh tác hại của tia UV. Trong khi tắm trẻ đổ mồ hôi thì mẹ lấy khăn lau để trẻ không khó chịu, bí hơi gây ngứa, rôm sảy.
Cần chọn nơi tắm nắng thoáng mát, không ồn ào tránh ánh nắng chiếu thẳng vào mắt bé. Vào những ngày nắng nóng, bạn nên hạn chế cho trẻ tắm nắng để giảm thiểu nguy cơ mất nước khi trẻ đổ mồ hôi. Ngoài ra tuỳ từng vùng miền mà thời điểm mặt trời buổi sáng là khác nhau, nhiệt độ khác nhau nên mẹ lựa chọn lúc nắng sớm phù hợp cho con.
Vào mùa đông, không khí lạnh hơn và thiếu ánh nắng mặt trời rất dễ khiến trẻ bị cảm lạnh và các bệnh về đường hô hấp. Vì thế không tắm nắng cho trẻ vào sáng sớm, bên cạnh đó việc trẻ mặc quá nhiều áo giữ ấm cũng khiến da tiếp xúc ít với ánh nắng mặt trời.
Trời mùa đông trời thường nhiều mây, thời tiết se lạnh, mặt trời mọc muộn nên để tắm nắng cho con nên đợi khi trời ấm hơn từ từ 8 - 9 giờ. Vào những ngày trời quá lạnh hoặc có gió, mẹ không nên cho trẻ tắm nắng. Những ngày đầu chỉ nên tắm nắng cho bé khoảng vài phút và tăng dần thời gian khi trẻ đã thích nghi, không tắm nắng cho trẻ quá 20 phút một ngày.
Khi tắm nắng cho trẻ bạn cũng cần nên lưu ý một số điều sau:
Từ bài viết trên có thể giải đáp được tắm nắng cho trẻ sơ sinh đến mấy tháng tuổi. Câu trả lời là khi hết thời sơ sinh lúc mà trẻ có thể tự đi lại, chạy nhảy và tự tắm nắng cho chính mình. Quá trình hình thành xương kéo dài cho đến tuổi thiếu niên nên tắm nắng và hấp thụ vitamin D đều quan trọng với mọi người không chỉ là trẻ sơ sinh. Ở một góc độ khác, tắm nắng còn là cơ hội cho trẻ kết nối với môi trường bên ngoài.
Cao Hiếu
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcTrần Thị Dương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.